Danh mục
Trang chủ / Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kỹ thuật hình ảnh / Chụp MRI là không phải hoàn hảo nhất nhưng thích hợp nhất với người đột quỵ

Chụp MRI là không phải hoàn hảo nhất nhưng thích hợp nhất với người đột quỵ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đột quỵ cực kỳ nguy hiểm và tỷ lệ tử vong rất cao, tuy nhiên nếu sử dụng phương pháp chụp MRI sớm để phát hiện các triệu chứng đột quỵ sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro.

Sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ (chụp MRI) có thể cảnh báo và tiên đoán khi nào đột quỵ xảy ra ở những bệnh nhân đột quỵ, điều này hỗ trợ tích cực cho các bác sĩ đưa ra các phương án tối ưu để hạn chế tổn thương não bộ của người bệnh.

chup-mri-giup-chan-doan-dot-quy
Chụp MRI giúp các bác sĩ điều trị đột quỵ

Diễn biến của đột quỵ do tai biến mạch máu não

Bệnh nhân đột quỵ tới viện thì mạng sống của họ đang được tính theo từng phút bởi khi cục máu đông cản trở sự lưu thông máu trong một động mạch não làm cho mỗi phút qua đi có hàng triệu tế bào thần kinh biến mất do thiếu máu và oxy. Hiện nay có loại thuốc chống đột quỵ do thiếu máu não cục bộ gọi là  Tissue plasminogen activator (hay còn gọi TPA) có thể hòa tan các cục máu đông trong động mạch và giúp lưu thông mạch máu. Nhưng người bệnh được chỉ định nên sử dụng loại thuốc này trong vòng 3 đến 5 giờ sau khi cơn đột quỵ bắt đầu thì mới đảm bảo tính an toàn.

Đa số trường hợp bác sĩ đều chỉ “ước đoán” thời điểm khởi phát của đột quỵ và do dự bởi nếu cho bệnh nhân sử dụng TPA sau khi bệnh nhân bị đột quỵ đã nhiều giờ thì thuốc được cho là quá trễ, vì khi đó nó không những không giúp các mô đã chết sống lại mà còn nguy cơ gây chảy máu não. Sau khi sử dụng thuốc TPA không có tác dụng thì hầi như bác sĩ cũng đành bó tay và nhìn bệnh nhân đón nhận cái chết.

Chụp MRI để phát hiện thời gian bắt đầu đột quỵ

Trước đây các Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh hay dùng Phương pháp chụp CT scan để hỗ trợ điều trị đột quỵ, tuy nhiên cách này không thể xác định khi nào thì một cơn đột quỵ bắt đầu.

Từ ngày chụp cộng hưởng từ (MRI) xuất hiện đã cung cấp những hình ảnh chính xác hơn về não bộ và các mạch máu trong não của bệnh nhân đột quỵ so với CT scan. Trong nghiên cứu các nghiên cứu kiểm tra 130 bệnh nhân với độ tuổi trung bình 65, những người đã được nhận vào bệnh viện Sainte-Anne tại Paris từ năm 2006 đến năm 2008, khoảng 65 người đã trải qua chụp MRI (cộng hưởng từ) trong vòng 3 giờ bắt đầu khởi phát đột quỵ, còn những người còn lại được chụp từ 3 đến 12 giờ sau khi các triệu chứng đột quỵ bắt đầu xuất hiện.

Một kết luận đã được đưa ra là “MRI có thể được áp dụng để tìm kiếm, phát hiện những dấu hiệu thời gian của khởi phát đột quỵ ngay cả khi thời gian khởi đầu của đột quỵ là chưa biết”. Xác suất chính xác khoảng 90% các trường hợp, trong khi các xét nghiệm khác có độ chính xác thấp hơn.

chup-mri-mach-mau-nao
Hình ảnh chụp Mri mạch máu não

Chụp MRI không hoàn hảo nhất nhưng thích hợp nhất với người đột quỵ

Nếu phương pháp chụp CT không thể giúp bác sĩ nhận ra những thay đổi rất nhỏ trong lưu lượng máu tuần hoàn não, bác sĩ sẽ không cảnh báo với bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ. Bởi vậy mà “chụp MRI là ưu tiên số một” trong việc xác định đột quỵ. Mặc dù một lần chụp MRI có thể mất từ 30 – 45 phút để hoàn thành, tuy nhiên sự chậm trễ này là đáng giá nếu việc này có thể giúp cho các bệnh nhân sống sót nhờ việc sử dụng TPA đúng lúc. Một bác sỹ chẩn đoán hình ảnh uy tín đã nhận xét: “Đó không phải phương pháp là hoàn hảo nhất nhưng nó thực sự tốt hơn nhiều so với các xét nghiệm khác đối với người đột quỵ”

Nguồn: Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur

Có thể bạn quan tâm

Quy trình chụp X-Quang tư thế Schuller và Chaussé III

Các kỹ thuật chụp X-quang tư thế như Schuller và Chaussé III được sử dụng ...