Nội soi đại tràng là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến, giúp phát hiện chính xác các bệnh lý ở đại tràng và một số bệnh lý khác liên quan đến hệ tiêu hóa.
- Những điều cần biết về quy trình siêu âm nội soi đường tiêu hóa
- Chụp PET Phổi khi nào cần thực hiện?
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để đảm bảo quá trình nội soi diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt nhất theo chia sẻ từ bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn!
Mục đích và đối tượng cần nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng sử dụng một ống mềm có gắn camera đưa vào đại tràng qua đường hậu môn để ghi lại hình ảnh và phát hiện những bất thường ở niêm mạc ruột. Từ những hình ảnh này, bác sĩ có thể chẩn đoán các bệnh lý liên quan. Trong quá trình nội soi, có thể kết hợp cắt polyp hoặc sinh thiết nếu cần thiết.
Theo chia sẻ từ kỹ thuật viên Cao đẳng kỹ thuật hình ảnh y học tại TP. HCM những đối tượng cần thực hiện nội soi đại tràng bao gồm:
- Người có triệu chứng như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, chảy máu trực tràng, gầy sụt cân nhanh, mệt mỏi…
- Trường hợp cần điều trị như phát hiện và cắt polyp, lấy dị vật hay cầm máu trong tiêu hóa.
- Những người thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng, cần tầm soát định kỳ.
Quy trình thực hiện nội soi đại tràng
Quá trình nội soi thường kéo dài từ 30 đến 45 phút. Đôi khi, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây mê để giảm cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.
Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào đại tràng từ hậu môn và bơm không khí để làm phồng ruột, giúp quan sát rõ hơn. Nếu phát hiện tổn thương hoặc polyp, bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết ngay trong quá trình nội soi.
Sau khi nội soi, bệnh nhân sẽ được theo dõi sức khỏe tại phòng chờ. Khi tình trạng ổn định, bác sĩ sẽ hướng dẫn chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp.
Lưu ý trước và sau nội soi đại tràng
Trước khi nội soi:
- Bệnh nhân cần làm sạch ruột để loại bỏ cặn bã, giúp bác sĩ quan sát rõ hơn.
- Nhịn ăn trong 6-8 giờ trước khi nội soi.
- Sử dụng thuốc nhuận tràng theo chỉ dẫn.
- Thực hiện thụt tháo đại tràng nếu cần thiết, tốt nhất vào đêm trước hoặc sáng hôm nội soi.
- Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, đặc biệt là thuốc điều trị huyết áp, tiểu đường hay tim mạch.
- Nếu có gây mê, bệnh nhân nên đi cùng người thân để được hỗ trợ.
Sau khi nội soi:
- Nếu có cắt polyp, bác sĩ sẽ hướng dẫn chế độ ăn đặc biệt.
- Sau khi bơm hơi, bệnh nhân có thể cảm thấy đầy hơi hoặc chướng bụng; đi bộ nhẹ nhàng có thể giúp cải thiện.
- Nếu gặp tình trạng chảy máu kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường khác, bệnh nhân cần tái khám ngay.
Với những thông tin trên, bạn đã có cái nhìn tổng quan về quy trình nội soi đại tràng, đối tượng cần thực hiện và các lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. KTV ngành chẩn đoán hình ảnh y học cho biết nội soi đại tràng là một kỹ thuật phức tạp, nên được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại.