Danh mục
Trang chủ / Ngành Nghề Y Dược Khác / Ngành Xét Nghiệm / Chia sẻ kiến thức ngành Xét nghiệm / Vai trò của kỹ thuật MRI toàn thân trong chẩn đoán và điều trị bệnh

Vai trò của kỹ thuật MRI toàn thân trong chẩn đoán và điều trị bệnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Kỹ thuật chụp MRI toàn thân giúp phát hiện bệnh xuất hiện ở giai đoạn đầu nhờ cơ chết quét cơ thể bệnh nhân để tìm sự hiện diện của khối u, di căn, viêm và các loại thay đổi mô bệnh lý khác.

Khi nào cần chụp cộng hưởng từ toàn thân?

Cộng hưởng từ toàn thân là kỹ thuật hình ảnh chẩn đoán chính xác, hiệu quả và an toàn cho người bệnh. Không như các kỹ thuật tạo ảnh khác như X-quang, cắt lớp vi tính hoặc PET sử dụng một lượng tia xạ để khảo sát các tạng bên trong cơ thể. Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ toàn thân khảo sát các tạng trong cơ thể không sử dụng tia xạ mà thu nhận được hình ảnh chính xác bệnh lý ở sọ não, vùng cổ, cột sống, gan mật, tụy, lách, tử cung -phần phụ, tuyến tiền liệt và phát hiện u ở giai đoạn sớm mới hình thành.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết tiến hành chụp cộng hưởng từ toàn thân khi:

  • Khách hàng có mong muốn tầm soát phát hiện những bất thường trong cơ thể mình
  • Khách hàng có tiền sử gia đình có người từng bị bệnh lý hoặc ung thư…
  • Khách hàng có các yếu tố nguy cơ như: Viêm gan, xơ gan, hút thuốc lá nhiều năm, làm việc trong môi trường độc hại
  • Khách hàng có triệu chứng bệnh ở cơ quan nào đó
  • Khách hàng có khối u ở một cơ quan đã biết, chụp cộng hưởng từ toàn thânđể đánh giá giai đoạn bệnh hoặc đánh giá tiến triển của bệnh sau các đợt điều trị.

Vai trò của chụp MRI toàn thân là gì?

Bác sĩ giảng dạy Cao Đẳng Kỹ thuật hình ảnh Y học Sài Gòn cho biết, chụp MRI toàn thân có thể phát hiện những bệnh lý sau:

  • Các khối u nội sọ, nhồi máu – xuất huyết não, viêm nãovà các dị dạng mạch não.
  • Các khối u và hạch vùng cổ: như u tuyến giáp, u tuyến nước bọt, u lympho.
  • Các ung thư xương: Sarcoma xương, đa u tủy xương, lymphoma.
  • Ung thư biểu mô tế bào gan(RCC), ung thư đường mật, ung thư tụy, lách
  • Ung thư đường tiết niệu, sinh dục: ung thư biểu mô tế bào thận, ung thư bàng quang, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư tử cung-cổ tử cung, ung thư buồng trứng.
  • Ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp…
  • Ung thư biểu mô đường tiêu hóa như ung thư trực tràng
  • Các khối u phần mềm: Neurofibromatosis, fibromatosis…

Quy trình chụp cộng hưởng từ MRI toàn thân

Sau khi được chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI toàn thân từ bác sĩ, bệnh nhân di chuyển đến khoa chẩn đoán hình ảnh sẽ được nhân viên phòng cộng hưởng từ tiếp đón và hướng dẫn thay đồ, tháo các vật dụng bằng kim loại trên người để đảm bảo an toàn trong khi chụp cộng hưởng từ. Giảng viên ngành Điều Dưỡng cho biết khi vào phòng chụp được nhân viên hướng dẫn nằm ở tư thế thoải mái phù hợp với bộ phận chụp, giường sẽ tự động di chuyển đến vùng chụp.

Thời gian chụp cộng hưởng từ toàn thân sẽ dao động từ 2-3 tiếng mà không hề khó chịu. Trong thời gian chụp, máy sẽ phát ra các loại âm thanh, tuy nhiên với máy MRI công nghệ càng cao thì tiếng ồn này càng được tối giản, không gây sự khó chịu cho người chụp. Bệnh nhân cần cố gắng nằm yên một tư thế để cho hình ảnh chụp rõ ràng, sắc nét nhất.

Người bệnh có thể được yêu cầu nín thở ở một vài tư thế và vùng cần chụp. Quá trình chụp sẽ kết thúc rất nhanh chóng mà không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào cho người bệnh. Trong một vài trường hợp cần tiêm thuốc tương phản từ nhân viên phòng cộng hưởng từ sẽ đặt một kim nhỏ vào ven ở vùng khuỷu tay và sẽ rút kim khi kết thúc thăm khám. Lưu ý là các trường hợp có tiêm, khách hàng nên nhịn ăn ~ 4 tiếng trước khi chụp.

Có thể bạn quan tâm

Có thể làm công việc gì sau khi học Liên thông Cao đẳng Xét nghiệm?

Có thể làm công việc gì sau khi học Liên thông Cao đẳng Xét nghiệm ...