Danh mục
Trang chủ / Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kỹ thuật hình ảnh / Chụp cắt lớp phát xạ trong Y học hiện đại

Chụp cắt lớp phát xạ trong Y học hiện đại

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chụp Positron cắt lớp hay còn gọi là PET hoặc PET-SCAN hay PET-CT là một kỹ thuật chẩn đoán trong chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh y học, cho phép đánh giá chức năng sinh học của một số cơ quan nội tạng và chẩn đoán bệnh .

Xu hướng nghề Hot trong năm 2018

Xu hướng nghề Hot trong năm 2018

Các kỹ thuật về chẩn đoán khác như chụp CT hay MRI cho chúng ta những hình ảnh về cấu trúc giải phẫu của các tạng. Trong khi đó PET cho chúng ta biết thêm về chức năng chuyển hóa trao đổi chất của các mô và cơ quan vì trong máy có 2 thành phần là CT và PET

Những chuyển hóa bất thường trong cơ thể thường xảy ra sớm hơn so với các thay đổi về cấu trúc cơ thể, vì thế chẩn đoán hình ảnh PET cho phép phát hiện sớm phần lớn các bệnh cảnh ung thư và đánh giá mức độ di căn của ung thư trong cơ thể một cách chính xác hơn so với các thiết bị chẩn đoán hình ảnh thông thường như cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp điện toán (CT scans). Chẩn đoán hình ảnh Y học bằng PET hiệu quả và ưu việt hơn trong việc xác định giai đoạn và đánh giá chuyển đoạn của các bệnh ung thư, phát hiện tái phát cũng như việc đánh giá theo dõi các đáp ứng cơ thể đối với điều trị.

Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các thiết bị chẩn đoán hình ảnh hợp nhất thế hệ thứ 2 cho phép kết hợp hai hệ thống hình ảnh PET/CT. Điều này giúp cho các bác sĩ có thể có được những thông tin về chuyển hóa và cấu trúc liên quan đến căn bệnh chỉ với một hình ảnh PET/CT.

Ngoài việc chụp hình ảnh của những bệnh cảnh ung bướu, thiết bị hình ảnh PET cũng rất hiệu quả trong việc đánh giá những bệnh lý động mạch, các bệnh về rối loạn cơ xương hay bệnh loãng xương và một số bệnh lý về thần kinh như bệnh mất trí nhớ Alzheimer.

PET hoạt động như thế nào ?

Tất cả các tế bào cần năng lượng để sống và hoạt động. Một trong những nguồn năng lượng ấy là đường. Các tế bào bệnh thường cần nhiều năng lượng hơn và tiêu hao nhiều đường hơn so với các tế bào lành. Đánh giá sự chênh lệch này để chẩn đoán bệnh là nguyên lý hoạt động cơ bản của PET.

Các hợp chất giống như đường (ví dụ gluco FDG) được đánh dấu bằng chất phóng xạ và được tiêm vào cơ thể bệnh nhân. Sau một thời gian (khoảng 60 phút) khi các mô đã hấp thụ các hợp chất đánh dấu thì máy chụp PET sẽ ghi lại tín hiệu phát ra từ chất phóng xạ trong các hợp chất đánh dấu đó. Các tín hiệu sẽ được chuyển thành hình ảnh thông qua một hệ thống máy tính, sau đó các bác sĩ sẽ phân tích hình ảnh để chẩn đoán bệnh. Các vùng bị bệnh trên hình ảnh PET là những vùng tập trung nhiều chất phóng xạ (hay những vùng có nồng độ gluco FDG cao – những vùng nóng) .

PET/CT được sử dụng trong các lĩnh vực nào ?

  1. Trong Ung thư

Để đánh giá mức độ di căn của ung thư trong cơ thể

Phát hiện tái phát

Xác định xem một khối u lành tính hay ác tính, ví dụ những hạch phổi

Đánh giá theo dõi đáp ứng cơ thể đối với việc điều trị

Một hình ảnh PET/CT có thể thay thế nhiều phép chẩn đoán hình ảnh y khoa khác chỉ với một lần chụp.

PET có khả năng xác định tính chất ảnh hay ác của các khối u phổi với độ chính xác 93% và xác định được rất chính xác các di căn trong trung thất.

  1. Trong bệnh lý Tim Mạch

Theo tin tức bệnh chuyên khoa việc cung cấp phép chẩn đoán dùng Rubidium PET chụp tim mạch là một kỹ thuật mới nổi bật trong lĩnh vực chụp hình ảnh tưới máu cơ tim. Đây là một kỹ thuật chụp đánh giá tim mạch không xâm lấn, chính xác hơn phép chụp tưới máu cơ tim sử dụng MIBI. Quá trình chụp nhanh hơn nhờ vậy rút ngắn thời gian chờ đợi cho bệnh nhân.

KỸ thuật Chẩn đoán hình ảnh trong Y học hiện đại

Kỹ thuật Chẩn đoán hình ảnh trong Y học hiện đại

PET Tim mạch thường được dùng để :

  • Chẩn đoán và đánh giá những dấu hiệu sinh lý học của các bệnh lý động mạch vành
  • Đánh giá các rủi ro và phân loại các dạng bệnh nhân khác nhau có bệnh lý động mạch vành. Điều này giúp cho bác sĩ tim mạch quyết định việc bệnh nhân có cần những can thiệp động mạch vành hay không.
  • Đánh giá sự hoạt động của tim mạch đối với những bệnh nhân chuẩn bị đại phẫu.
  • Theo dõi kết quả / hiệu quả điều trị y khoa.
  • Dùng để đánh giá đối với những bệnh nhân sau khi đã được nong mạch vành.
  • Chuẩn bị khi chụp PET

PET thường được làm đối với bệnh nhân ngoại trú – Mang theo tất cả hồ sơ bệnh lý của bệnh nhân, nhất là các phim chụp X quang, siêu âm, CT, MRI và các xét nghiệm máu…

– Mặc quần áo thoải mái, không mang theo đồ trang sức

– Nhịn ăn hoàn toàn 6 tiếng trước khi chụp. Uống nhiều nước nhưng không được uống các loại nước uống có chất cafein và đường

– Không hút thuốc trong ngày chụp

– Không thay đổi loại thuốc đang sử dụng

– Trướng hợp bệnh nhân đái đường cần điều hoà đường máu về mức bình thường trước khi chụp và thời gian chụp sẽ dài hơn người không bị đái đường

– Cần nghỉ ngơi trước khi chụp. Cần có người đi cùng

– Tổng thời gian chụp từ 2-3 tiếng

– Đến đúng giờ. Nếu muốn sắp xếp lại thời gian thì phải thông báo lại được 48 tiếng bởi vì chất phóng xạ đánh dấu rất đắt và được chụp theo thứ tự đã lập trình

  • Quy trình chụp PET

– Bệnh nhân phải điền thông tin cá nhân vào hồ sơ chụp Nhân viên y tế sẽ đặt một đường truyền tĩnh mạch

– Bệnh nhân có thể uống thuốc an thần nếu cần

– Mức đường máu sẽ được kiểm tra ngay trước khi chụp

– Bệnh nhân sẽ được tiêm một lượng nhỏ gluco FDG vào tĩnh mạch

– Bệnh nhân sẽ được nghỉ 45-90 phút để chờ đợi cơ thể trao đổi chất với gluco FDG

Ưu điểm và ứng dụng của chụp PET/CT

Theo giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật hình ảnh Y học Thể hiện chi tiết với một mức độ chính xác cao hơn, bởi cả hai quá trình quét được thực hiện cùng một lần mà không cần bệnh nhân phải thay đổi tư thế nên giảm thiểu sai sót, đồng thời, thuận tiện cho bệnh nhân khi trải qua hai quá trình chụp chỉ trong 1 lần (CT – PET) cùng một tư thế , hơn là ở hai thời điểm khác nhau nên thuận tiện trong thao tác chuẩn bị của bệnh nhân và tiết kiệm thời gian hơn.

SPECT, Sử dụng các đồng vị phóng xạ đặc trưng như Octreotide hay MIBG, được dùng để định vị các khối u ác tính không điển hình như các khối u thần kinh nội tiết. Thiết bị này hỗ trợ rất lớn cho các bác sĩ trong việc lấy mẫu sinh thiết, phẫu thuật cắt bỏ và xạ trị sau phẫu thuật.

Kết hợp chụp CT mạch tương phản và chụp SPECT truyền dịch phổi trong thiết bị Symbia giúp chẩn đoán nghẽn mạch phổi tốt hơn, đặc biệt là các khối nghẽn mạch ngoại vi nhỏ mà thường không phát hiện được. Kết hợp hình ảnh chụp CT mạch phổi và SPECT sẽ xác định được khuyết tật rất nhỏ của dòng dịch phổi và mạch phổi một cách chính xác. Kết hợp giữa sự nhận ôxy vào trong máu với hình ảnh SPECT và CT cũng giúp xác định tác động của các bệnh khác đối với phổi và giúp đáp ứng điều trị trong những trường hợp như vậy.

Hạn chế của chụp PET/CT

Cũng như CT, vẫn có rủi ro liên quan đến việc chụp PET/CT hầu như không đáng kể so với lợi ích thì rất lớn. Phóng xạ của PET tồn tại rất ngắn trong cơ thể và sau đó sẽ thải rất nhanh ra ngoài cơ thể. Sự ảnh hưởng của phóng xạ do chụp PET/CT cũng tương tự như trong việc chụp cắt lớp CT thông thường.

Các liều chất phóng xạ được quản lý ở mức thấp nên quá trình chẩn đoán y học hạt nhân dù vẫn dẫn đến khả năng tiếp xúc với tia bức xạ ỡ mức độ thấp nhưng chấp nhận được cho các kỳ chẩn đoán. Như vậy, nguy cơ bức xạ là rất thấp so với những lợi ích tiềm năng của phương pháp. Qúa trình chẩn đoán hình ảnh bằng Kỹ thuật hình học Y học hạt nhân đã được sử dụng trong hơn năm thập kỷ qua, và vẫn chưa ghi nhận tác dụng phụ lâu dài đáng kể nào từ việc tiếp xúc với liều thấp như vậy. Những rủi ro của điều trị luôn được cân nhắc với lợi ích tiềm năng từ  y học hạt nhân điều trị. Bạn sẽ được thông báo của tất cả các rủi ro đáng kể trước khi điều trị và có một cơ hội để đặt câu hỏi.

Các phản ứng dị ứng với chất phát quang có thể xảy ra nhưng rất hiếm và thường là nhẹ. Tuy nhiên, bạn nên thông báo cho nhân viên y tế hạt nhân của bất kỳ dị ứng bạn có thể có hoặc các vấn đề khác có thể đã xảy ra trong một lần chụp trước đó.

Tiêm của chất phát quang có thể gây đau nhẹ và đỏ mà sẽ giải quyết nhanh chóng.

Phụ nữ cần phải thông báo cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên nếu có bất kỳ khả năng nào cho thấy họ đang mang thai hoặc nếu họ đang cho con bú sữa mẹ.

Tuyển sinh trung cấp Kỹ thuật hình ảnh Y học

Tuyển sinh trung cấp Kỹ thuật hình ảnh Y học

Trường Y khoa Pasteur tuyển sinh kĩ thuật viên hình ảnh y học

Nếu bạn yêu thích và mong muốn tìm hiểu về ngành học Chẩn đoán Hình ảnh Y học chỉ cần làm hồ sơ có các giấy tờ đầy đủ theo quy định của Bộ GD & ĐT và gửi về địa chỉ:

Trường cao đẳng Y dược Pasteur: số 101 Tô Vĩnh Diện, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.

Điện thoại hỗ trợ tuyển sinh 24/24 :  09.8258.8258 – 09.26.895.895

Nguồn: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

 

 

Có thể bạn quan tâm

Quy trình chụp X-Quang tư thế Schuller và Chaussé III

Các kỹ thuật chụp X-quang tư thế như Schuller và Chaussé III được sử dụng ...