Danh mục
Trang chủ / Tin tức sức khỏe / Tìm hiểu tình trạng tăng huyết áp đối với phụ nữ mang thai

Tìm hiểu tình trạng tăng huyết áp đối với phụ nữ mang thai

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 4,00 out of 5)
Loading...

Tăng huyết áp thai kỳ, còn được gọi là tăng huyết áp do mang thai. Một số người quan niệm sai lầm phổ biến là tăng huyết áp hiếm khi ảnh hưởng đến phụ nữ

Phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp

Phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp

TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ LÀ GÌ?

Định nghĩa tăng huyết áp trong thai kỳ dựa vào trị số huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg và phân loại thành mức độ nhẹ (140-159/90-109 mmHg) hoặc nặng (≥ 160/110 mmHg)

Tăng huyết áp thai kỳ gồm các thể lâm sàng sau:

  • Tăng huyết áp mạn tính: xuất hiện trước thai kỳ hoặc trước tuần 20 của thai kỳ và tình trạng này kéo dài hơn 42 ngày sau khi sinh.
  • Tăng huyết áp thai kỳ: xuất hiện sau tuần 20 của thai kỳ và thường hồi phục trong vòng 42 ngày sau sinh.
  • Tiền sản giật: tăng huyết áp do thai với tiểu đạm ý nghĩa [> 0,3 g/24 giờ hoặc tỉ số albumin:creatinin niệu (ACR) ≥ 30 mg/mmol].
  • Tăng huyết áp mạn tính cộng với tăng huyết áp thai kỳ kèm tiểu đạm.
  • Tăng huyết áp không phân loại được trước sinh: thuật ngữ này được sử dụng khi huyết áp được đo lần đầu sau tuần 20 của thai kỳ và tăng huyết áp được chẩn đoán xác định; bệnh nhân cần được đánh giá lại sau 42 ngày hậu sản.

TRIỆU CHỨNG CỦA TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ

Mỗi phụ nữ có thể gặp các triệu chứng khác nhau và một bệnh nhân bị tăng huyết áp thai kỳ cũng có thể hoàn toàn không có triệu chứng. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Cao huyết áp.
  • Thiếu hoặc có protein trong nước tiểu (để chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật).
  • Phù (sưng).
  • Tăng cân đột ngột.
  • Thay đổi thị giác như mờ hoặc nhìn đôi.
  • Buồn nôn ói mửa.
  • Đau bụng bên phải hoặc đau quanh dạ dày.
  • Đi tiểu một lượng nhỏ.
  • Thay đổi xét nghiệm chức năng gan hoặc thận.

Phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp cần có biện pháp giúp phòng tránh

Phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp cần có biện pháp giúp phòng tránh

PHÒNG NGỪA TĂNG HUYẾT ÁP THAI KÌ HOẶC TIỀN SẢN GIẬT

Theo giảng viên Y sĩ đa khoa cho biết: Tiền sản giật là tình trạng rối loạn nguy hiểm thường gặp với phụ nữ mang thai sau tuần thứ 20, trong đó cao huyết áp thai kỳ là một trong những biểu hiện của bệnh này. Tiền sản giật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé như làm tăng nguy cơ sinh non hay sinh con thiếu cân.

Phụ nữ có nguy cơ cao hoặc trung bình tiền sản giật nên được tư vấn sử dụng aspirin 100-150 mg mỗi ngày từ tuần 12 đến đến tuần 36-37.

Nguy cơ cao tiền sản giật bao gồm bất kỳ yếu tố sau:

  • Tăng huyết áp trong lần mang thai trước đây.
  • Bệnh thận mạn.
  • Bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống hoặc hội chứng kháng phospholipid.
  • Đái tháo đường type 1 hoặc type 2.
  • Tăng huyết áp mạn tính.

Nguy cơ trung bình tiền sản giật gồm nhiều hơn một trong các yếu tố sau:

  • Mang thai lần đầu.
  • Tuổi ≥ 40.
  • Khoảng cách giữa hai lần mang thai hơn 10 năm.
  • BMI ≥ 35 kg/m2 tại lần khám đầu tiên.
  • Tiền sử gia đình tiền sản giật.
  • Đa thai.

Bổ sung canxi (1,5-2 g/ngày đường uống) được khuyến cáo phòng ngừa tiền sản giật ở phụ nữ với chế độ ăn nhập ít canxi (< 600 mg/ngày) tại lần khám tiền sản đầu tiên.

Vitamin C và E không giảm nguy cơ tiền sản giật; ngược lại, chúng thường liên quan với cân nặng lúc sinh < 2,5 kg và các kết cục nặng chu sinh.

Có thể bạn quan tâm

Những điều bạn cần biết trước khi thực hiện kỹ thuật chụp nhũ ảnh

Chụp X-quang tuyến vú, hay chính là chụp nhũ ảnh, là phương pháp đơn giản ...