80% là tỷ lệ số người trung và cao tuổi mắc bệnh thoái hóa cột sống. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng những cơn đau gần giống như biểu hiện của u cột sống hay ung thư xương
- Đau khớp khuỷu tay có thể điều trị bệnh được không?
- Tại sao sau khi ngủ dậy bạn lại bị đau nhức các khớp ngón tay?
- Người trung niên – nỗi lo âu về thoái hóa khớp gối
Thoái hóa cột sống đang gia tăng và trẻ hóa một cách đáng báo động
THOÁI HÓA CỘT SỐNG LÀ GÌ?
Theo giảng viên Y sĩ đa khoa cho biết: Thoái hóa cột sống là căn bệnh mạn tính tiến triển từ từ gây đau tăng dần, làm hạn chế vận động, biến dạng cột sống mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và địa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn, và màng hoạt dịch.
Thoái hóa cột sống thường gặp ở người trung niên và người có tuổi, người lao động nặng, ở tất cả các nước và phụ nữ nhiều hơn nam giới. Vị trí thường bị thoái hóa thường bị thoái hóa nhất là cột sống thắt lưng.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG
Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất đi tính đàn hồi của đĩa đệm, làm xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.
Thoái hóa cột sống là hậu quả của rất nhiều yếu tố tác động, ngoài việc tuổi tác và lao động, còn do người bệnh có tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới, đã từng phẫu thuật cột sống hay do di truyền,…
PHÂN BIỆT GIỮA U CỘT SỐNG VÀ THOÁI HÓA CỘT SỐNG
Cùng xuất hiện những triệu chứng cơn đau ở lưng giống nhau, khiến nhiều người bệnh vẫn lầm tưởng giữa u cột sống (u tủy) và thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của u cột sống thì cao hơn rất nhiều so với các bệnh thoái hóa.
Các triệu chứng lâm sàng đầu tiên của người mắc bệnh u cột sống là đau nhức và rối loạn hô hấp, rối loạn cảm giác tê tay chân, cơ vòng gây táo bón và tiểu khó trong thời gian dài. Các cơn đau do u cột sống gây ra sẽ mạnh hơn khi về đêm, tình trạng sụt cân trông thấy mà không rõ nguyên nhân.
Việc chủ quan tự nhận định triệu chứng của thoái hóa cột sống hay u cột sống chỉ khiến người bệnh thêm phần lo lắng, hoang mang, dẫn đến cơ thể suy nhược sức khỏe ngày càng yếu đi, bệnh tình không thuyên giảm. Do đó, cần theo dõi và tham vấn chẩn đoán của bác sĩ để được điều trị kịp thời và chính xác.
U cột sống là các khối u phát triển bên trong ống đốt sống
TẬP LUYỆN ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NHÂN THOÁI HÓA CỘT SỐNG
Thay đổi lối sống tích cực và khoa học là bí quyết cải thiện sức khỏe tuyệt vời cho tất cả mọi bệnh tật: chăm chỉ luyện tập thể dục đều đặn sẽ giúp tăng lưu lượng máu, ngăn ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa.
Hạn chế thuốc lá rượu bia, các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe và mọi người xung quanh.
Ngồi làm việc đúng tư thế, không nên ngồi quá lâu một chỗ, nên đứng dậy đi lại 5 – 10 phút sau khi đã ngồi tại chỗ 1 – 2 tiếng.
Hạn chế nâng, vác vật nặng quá sức, hạn chế đi giày cao gót liên tục. Nên trang bị một tấm nệm cứng hoặc thảm chiếu mát-xa cho giấc ngủ của bạn.
Sở hữu một chế độ ăn uống bổ dưỡng đủ chất sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh hơn: tăng cường các loại rau quả xanh; các sản phẩm từ sữa để bổ sung canxi; bổ sung đậu nành để phòng ngừa loãng xương và các bệnh về xương.
Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết: Canxi, Sắt, Kẽm,… là những khoáng chất thiết yếu quan trọng cho cả người bình thường và người mắc bệnh. Chúng ta có thể bổ sung bằng cách thêm các loại thực phẩm hoặc bằng viên uống dược phẩm hỗ trợ mỗi ngày.