Ngủ dậy bị đau nhức các khớp ngón tay là vấn đề xảy ra phổ biến khi bạn bị chấn thương, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh thiếu hụt canxi hay một số bệnh lý, vấn đề về xương khớp khác
- Đau khớp khuỷu tay có thể điều trị bệnh được không?
- Hội chứng ống cổ tay có phương pháp phòng tránh bệnh không?
- Người trung niên – nỗi lo âu về thoái hóa khớp gối
Triệu chứng thường gặp nhất là các ngón tay bị đau nhức sau khi thức dậy
ĐAU NHỨC CÁC KHỚP NGÓN TAY SAU KHI THỨC DẬY LÀ BỆNH GÌ?
Tình trạng đau nhức các khớp ngón tay sau khi ngủ dậy xảy ra phổ biến. Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một số vấn đề, bệnh lý sau:
Thoái hóa khớp
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất khiến các khớp ngón tay và bàn tay bị đau nhức. Bệnh này thường hay gặp ở độ tuổi trung niên khi sụn khớp, xương dưới sụn bị bào mòn, nứt vỡ. Phần bao khớp bị bong tróc dẫn đến tình trạng viêm sưng, đau nhức tại các khớp tay, chân, đầu gối, lưng.
Viêm khớp dạng thấp
Người mắc bệnh thường có những triệu chứng như đau các khớp ngón tay, bàn tay trở nên run rẩy và khó cầm nắm được như bình thường. Khớp thường bị co cứng khi thức dậy hoặc sau một khoảng thời gian dài các khớp tay không cử động. Đây là bệnh khá phổ biến và có tính đối xứng, người bệnh sẽ thường có cảm giác đau các khớp ở cả 2 bàn tay.
Bệnh thiếu hụt canxi
Thường gặp ở người cao tuổi, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh. Sự thiếu hụt canxi trong xương cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức các khớp ngón tay.
Các chấn thương ở khớp tay, khớp ngón tay
Nếu không được điều trị triệt để có thể dẫn đến sự tổn thương sâu và viêm. Bên cạnh đó, khi bị chấn thương, các khớp sẽ thay đổi cách sắp xếp và chuyển động, dồn nhiều lực lên bề mặt sụn khớp dẫn đến tình trạng hư tổn và xuất hiện các triệu chứng viêm khớp ngón tay.
NHỮNG AI CÓ NGUY CƠ CAO BỊ ĐAU CÁC KHỚP NGÓN TAY
Theo giảng viên Y sĩ đa khoa cho biết những đối tượng có thể bị đau các khớp ngon tay như sau:
- Người cao tuổi và phụ nữ đang ở trong độ tuổi tiền mãn kinh
- Người làm công việc chân tay nhiều như rửa bát chén, giặt giũ, bê vác vật nặng…
- Nhóm người thường xuyên chơi các môn thể thao như cầu lông, quần vợt, golf… trong thời gian dài
TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP KHI ĐAU CÁC KHỚP NGÓN TAY
Ngoài triệu chứng đau các khớp ngón tay, người bệnh gặp phải một số biểu hiện kèm thêm như:
- Các khớp ngón tay bị tê cứng, sưng đau hơn và mỗi sáng
- Thường gặp khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, lực bám của bàn tay cũng yếu dần
- Đau nhức tăng nhiều trong thời tiết chuyển mùa
- Khớp bàn tay có thể bị biến dạng trong những trường hợp bị viêm khớp nặng.
Áp dụng những biện pháp dưới đây để điều trị đau nhức các khớp ngón tay
CẦN LÀM GÌ KHI BỊ ĐAU NHỨC CÁC KHỚP NGÓN TAY?
Để giúp giảm bớt tình trạng đau cứng các khớp ngón tay vào buổi sáng, bạn có thể áp dụng các phương pháp đơn giản sau:
Tập các bài tập dành riêng cho người bị đau khớp ngón tay
Bài tập nắm bàn tay
Nắm bàn tay là một bài tập đơn giản và nhẹ nhàng mà bạn có thể thực hiện thường xuyên. Động tác này chỉ cần duỗi thẳng bàn tay rồi từ từ nắm lại, không quá chặt. Thực hiện lặp lại mỗi bàn tay 10 lần.
Bài tập gập ngón tay
Bắt đầu bài tập bằng cách giữ thẳng các ngón trên một bàn tay. Gập từng ngón tay vào trong lòng và duỗi thẳng trở lại. Làm liên tục với các ngón tay còn lại. Lặp lại bài tập 5 đến 10 lần.
Bài tập chữ O
Duỗi thẳng bàn tay rồi bắt đầu nắm nhẹ nhàng để các ngón tay tạo thành hình chữ O. Giữ nguyên động tác này trong một vài giây rồi duỗi thẳng và lặp lại 3 đến 5 lần. Động tác này giúp giảm bớt cảm giác đau cứng tại các khớp ngón tay.
Bài tập nâng ngón tay
Đặt một bàn tay lên mặt phẳng, lòng bàn tay hướng xuống. Động tác được thực hiện khi bạn nhấc từng ngón tay ra khỏi mặt phẳng, giữ 1,2 giây và lặp lại trên tất cả các ngón tay.
Bài tập kéo dài cổ tay
Tuy không liên quan đến các khớp ngón tay, nhưng bài tập này rất tốt cho sự lưu thông máu huyết ở cổ tay và bàn tay của bạn.
Bạn có thể bắt đầu bài tập bằng cách giữ cành tay phải với lòng bàn tay úp xuống, bàn tay trái ấn nhẹ nhàng đến khi tay phải cảm nhận được độ căng ở cổ tay thì dừng lại, giữ nguyên tư thế trong 2 giây. Tiếp tục lặp lại khoảng 10 lần động tác này với cả 2 bên bàn tay.
Tập thường xuyên, liên tục 5 bài tập này để giúp các khớp được vận động thường xuyên, tăng cường lưu thông máu, giảm bớt được tình trạng viêm, sưng, đau nhức khớp ngón tay.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một số thực phẩm nhiều đạm, giàu vitamin A,C,D,E, axit béo Omega 3 mà bạn cần bổ sung thường xuyên trong bữa ăn là thịt cá, nước hầm xương ống, đậu nành, rau xanh và trái cây, sữa và các chế phẩm từ sữa.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần giảm bớt các món ăn chiên xào, không ăn quá nhiều đường và muối, hạn chế thực phẩm chứa hàm lượng photpho cao.
Hạn chế những thói quen có hại cho khớp
Thói quen thường xuyên bẻ khớp ngón tay, bê vác vật nặng đều tạo áp lực nhiều nên các khớp khiến tình trạng đau nhức sẽ gia tăng. Việc hạn chế hoặc loại bỏ những thói quen này ra khỏi cuộc sống của bạn sẽ giúp các khớp ngón tay bớt đau sưng.
Tái tạo và phục hồi sụn khớp, xương dưới sụn
Kháng viêm, giảm đau khi sử dụng thường xuyên sẽ là con dao hai lưỡi khiến tình trạng bệnh của bạn ngày càng nặng hơn. Những loại thuốc này không có tác dụng tái tạo, phục hồi, bảo vệ sụn khớp và xương dưới sụn mà chúng chỉ giúp bạn giảm đau tức thời và ngày càng phụ thuộc vào thuốc.
Phần lớn các tác dụng phụ khi tự ý sử dụng thuốc trong thời gian dài thường gây ra viêm loét dạ dày, phù sũng, suy gan, thận và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Do đó, giải pháp giúp giảm đau nhức các khớp ngón tay hiệu quả và an toàn là cần phải tác động được vào trực tiếp nguyên nhân, giúp phục hồi tổn thương sụn khớp.