Thoái hóa khớp gối là bệnh phổ biến thường gặp ở độ tuổi trung niên. Đây là một trong những căn bệnh xương khớp có thể gây tàn phế cao. Vậy nguyên do của bệnh là gì?
- Đâu là nguyên nhân nào khiến bạn bị tê buồn chân tay?
- Hướng dẫn mọi người các bài tập tại nhà chữa bệnh đau vai gáy
- Tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp bàng quang tăng hoạt là gì?
Nguyên do của bệnh thoái khóa khớp gối mà bệnh nhân đang đối mặt là gì?
MẤT ĂN MẤT NGỦ VÌ THOÁI HÓA KHỚP GỐI NGUYÊN NHÂN LÀ GÌ?
Theo giảng viên Y sĩ đa khoa cho biết: Tại Việt Nam, có khoảng 9 triệu người đang bị thoái hóa khớp gối “hành hạ”, tập trung chủ yếu vào nhóm người từ sau tuổi 35 trở đi. Trong đó, cứ 4 người mắc thoái hóa khớp gối thì có 1 trường hợp không thể đi lại được. Bởi vậy, đây là bệnh có tỉ lệ gây tàn phế cao thứ 2 trên thế giới, vì vậy cần phải ngăn chặn trước khi quá muộn.
Những nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp gối là do sụn khớp bị bào mòn theo thời gian, khiến cho các đầu khớp xương trơ ra, va vào nhau, chà sát lên nhau, gây triệu chứng sưng, đau và hạn chế khả năng vận động. Ngoài ra, thoái hóa khớp gối còn chịu sự tác động của các yếu tố sau đây:
Thoái hóa khớp gối do suy giảm hormone sinh dục
Bước vào giai đoạn trung niên, nữ giới phải đối mặt với tình trạng suy giảm hormone sinh dục nữ (estrogen), kéo theo đó là sự thiếu hụt collagen type II – thành phần chính cấu tạo sụn khớp. Hệ quả là sụn khớp mất khả năng tái tạo, dần bị bào mòn và gây ra những tổn thương ở khớp gối.
Đây cũng chính là nguyên nhân giải thích vì sao tỉ lệ mắc bệnh xương khớp ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh lại nhiều hơn hẳn nam giới.
Độ tuổi trung niên rấ dễ tăng cân
Ở độ tuổi trung niên, cả nam và nữ giới đều dễ tăng cân. Đa phần nam giới trung niên bị thoái hóa khớp gối đều có cân nặng và vòng bụng lớn. Khi đó, “bụng bia” sẽ gây áp lực trực tiếp cho hệ thống dây chằng ở phần thân dưới và làm tăng nguy cơ thoái hóa khung xương chậu, khớp háng và khớp gối.
Nữ giới cũng không ngoại lệ. Áp lực lớn tác động lên khớp gối qua những lần mang thai và sinh nở khiến dây chằng bị co giãn mạnh mẽ, sụn khớp ít nhiều chịu tổn thương. Đặc biệt sau sinh, có đến 90% phụ nữ bị tăng cân, béo phì, áp lực cho khớp gối vì thế mà tăng đáng kể, tình trạng thoái hóa khớp cũng tiến triển nhanh hơn.
Thoái hóa khớp gối một phần cũng là do chế độ ăn uống không hợp lý
Dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt không hợp lý
Chế độ ăn mất cân đối khiến cơ thể không tổng hợp đủ những dưỡng chất cần thiết cho việc tái tạo xương và sụn khớp, làm gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, chế độ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thừa đạm, thiếu vitamin, khoáng chất lại dễ gây béo phì, làm tăng áp lực lên khớp gối.
Thói quen đi giày cao gót
Thói quen đi giày cao gót của nữ giới sẽ khiến cho cơ thể bị nghiêng về phía trước. Theo nghiên cứu, việc đi giày cao gót làm tăng 26% sức ép lên đầu gối, khiến khớp gối càng dễ bị thoái hóa hơn. Đối với nam giới, bệnh lại liên quan đến thói quen sử dụng rượu, bia, thuốc lá và một số chất kích thích khác.
Ngoài ra, các hoạt động như bê vác nặng, nằm ngủ sai tư thế, tập luyện thể dục thể thao quá sức, tập sai động tác… cũng là nguyên nhân gây tổn thương cho khớp gối.
Cùng với đó là sự lão hóa của cơ thể, thoái hóa khớp gối là không thể tránh khỏi. Khi phát hiện dấu hiệu của bệnh cần tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.