Danh mục
Trang chủ / Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kỹ thuật hình ảnh / Có nên chụp MRI cộng hưởng từ?

Có nên chụp MRI cộng hưởng từ?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chụp MRI hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ, là một phương pháp thu hình ảnh của các cơ quan trong cơ thể sống và quan sát lượng nước bên trong các cấu trúc của các cơ quan.

Bằng khả năng cung cấp chất lượng hình ảnh tốt cùng với độ phân giải cao, chụp MRI cho phép các bác sĩ thăm khám với dải ứng dụng lâm sàng toàn diện và rộng khắp, bao gồm tim mạch, thần kinh, chấn thương, nhũ ảnh, chụp toàn thân, bệnh lý mạch máu, ung thư và nhi khoa đồng thời cho phép phát hiện mọi bất thường ở giai đoạn sớm nhất.
Có rất nhiều bệnh nhân được chụp MRI khi đi khám bệnh, tuy nhiên nhiều bệnh nhân không hiểu chụp MRI là chụp như thế nào? Ưu điểm của phương pháp này và những điều cần chuẩn bị để chụp cộng hưởng từ.

chan doan

Chụp MRI là như thế nào?

Chụp ảnh cộng hưởng từ hạt nhân MRI (Magnetic Resonnance Imaging), là phương pháp người ta đưa cơ thể bệnh nhân vào vùng có từ trường một chiều rất mạnh, trong cơ thể có những nguyên tử mà hạt nhân có momen từ tương tự như có gắn một thanh nam châm cực nhỏ. Dưới tác dụng của từ trường ngoài, momen từ của hạt nhân nguyên tử quay đảo tương tự như con quay dưới tác dụng của trọng trường trên mặt đất. Nếu hạt nhân đang quay đảo với tần số w mà có thêm sóng vô tuyến cùng tần số w tác dụng, hạt nhân sẽ quay đảo cực mạnh vì có hiện tượng cộng hưởng. Đó là cộng hưởng từ hạt nhân, và từ đó đưa ra được hình ảnh của các bộ phận, cơ quan trong cơ thể.

Ưu, nhược điểm của chụp MRI

Chụp MRI là một trong những phương pháp thuộc Kỹ thuật Chẩn đoán hình ảnh
Ưu điểm
Ảnh cấu trúc các mô mềm trong cơ thể như tim, phổi, gan và các cơ quan khác rõ hơn và chi tiết hơn so với ảnh được tạo bằng các phương pháp khác.
MRI giúp cho các bác sỹ đánh giá được các chức năng hoạt động cũng như là cấu trúc của nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể
Sự chi tiết làm cho MRI trở thành công cụ vô giá trong chẩn đoán thời kì đầu và trong việc đánh giá các khối u trong cơ thể.
Tạo ảnh bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong tạo ảnh bằng chụp X quang thường quy và chụp CT
MRI cho phép dò ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra.
MRI có thể cung cấp nhanh và chuẩn xác so với tia X trong việc chẩn đoán các bệnh về tim mạch.
Không phát ra các bức xạ gây nguy hiểm cho con người.
Nhược điểm
Các vật bằng kim loại cấy trong cơ thể không được phát hiện có thể bị ảnh hưởng bởi từ trường mạnh.

chup-pet
Sau khi chụp xong, phim và bảng kết quả sẽ có trong vòng 15 đến 30 phút (hoặc 24 giờ nếu cần hội chẩn)
Đối với các trường hợp có tiêm thuốc tương phản, quý vị sẽ được theo dõi tại phòng chờ trong 15 phút nhằm phát hiện các triệu chứng dị ứng thuốc nếu có. Sau đó, qúy vị sẽ được rút kim và trở sinh hoạt như bình thường.
Phụ nữ đang cho con bú tốt nhất nên ngưng cho trẻ bú mẹ trong 36 giờ sau tiêm thuốc tương phản từ.
Không sử dụng với các bệnh nhân mang thai ở 12 tuần đầu tiên. Các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp tạo ảnh khác, ví dụ như siêu âm, với các phụ nữ mang thai trừ phi thật cần thiết bắt buộc phải sử dụng MRI.

Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật chụp CT răng trong nha khoa là gì?

  Chụp phim CT Cone Beam là phương pháp quan trọng để đạt được kết ...