Đối với bệnh nhân tiểu đường thì giống như sống chung với bệnh cả đời. Đặc biệt, người bệnh thường mắc những sai lầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
- Stress làm tăng đường huyết bạn đã đã gặp chưa?
- Mách chị em dân văn phòng những bí kíp giảm mỡ bụng hiệu quả
- Những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà cha mẹ chủ quan
Người bệnh có thói quen ăn uống không hợp lý
Một số sai lầm thường gặp phải của bệnh nhân tiểu đường
Theo Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Dược cho hay: Đối với bệnh nhân tiểu đường trên thực tế có rất nhiều sai lầm xuất phát từ việc bản thân bệnh nhân không hiểu biết rõ về căn bệnh của mình, hoặc tự ý điều trị bệnh không tuân thủ theo nguyên tắc. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp của bệnh nhân tiểu đường:
Ăn uống vô độ, ỷ lại vào thuốc
Một số người bệnh do thiếu hiểu biết cho rằng sau khi dùng thuốc, ăn nhiều một tí cũng không sao. Thêm vào đó là tăng lượng thuốc để “khống chế” việc ăn nhiều. Điều này là không nên.
Việc làm này bất lợi cho việc khống chế đường huyết, dễ gây béo phì, tăng đề kháng insulin, hơn nữa còn tăng gánh nặng cho tuyến tụy, chức năng tế bào suy giảm nhanh chóng.
Không dùng thuốc
Một số người bệnh có thói quen căn cứ “cảm giác cơ thể” để phỏng đoán việc khống chế đường huyết tốt xấu. Rất nhiều người bệnh tiểu đường tuýp 2 cảm thấy không rõ ràng, không uống thuốc cũng không thấy cơ thể có gì khác biệt, vì thế cho rằng không uống thuốc cũng khống chế được đường huyết tốt.
Thực tế, việc chỉ phụ thuộc vào chế độ ăn uống và tập luyện chỉ áp dụng được cho người tiểu đường tuýp 2 thể nhẹ, phát hiện sớm mà thôi. Còn đại đa số người bệnh tiểu đường tuýp 2 trong thời kỳ đầu cần điều trị bằng thuốc.
Tự ý phối hợp thuốc không theo chỉ định
Các thuốc cùng loại thì cơ chế tác dụng hạ đường huyết là giống nhau, trên nguyên tắc không nên dùng phối hợp. Nếu dùng phối hợp, có thể gây ra ức chế tương tranh lẫn nhau, không hạ được đường huyết, làm tăng tác dụng phụ.
Do đó, trước khi phối hợp thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc tuân thủ theo đơn thuốc một cách tuyệt đối.
Không thường xuyên tái khám
Đây là điều đại kỵ với người bệnh tiểu đường. Thử đường huyết có thể nắm được hiệu quả của thuốc, kết quả có được cũng là chứng cứ quan trọng để chọn thuốc và điều chỉnh liều lượng. Rất nhiều loại thuốc kích thích bài tiết insulin giảm dần hiệu nghiệm theo thời gian (mất hiệu nghiệm thứ phát).
Một số người bệnh không chú ý tái thử đường huyết định kỳ, tự cảm thấy là uống thuốc đều đặn, cảm giác cơ thể “ổn”. Nhưng nếu thuốc mất hiệu nghiệm thứ phát thì cũng như là không được điều trị. Khi biến chứng xuất hiện thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều.
Bệnh nhân tiểu đường không thường xuyên tái khám
Dùng thuốc “quá liều”
Rất nhiều người bệnh vì nôn nóng hạ đường huyết, điều trị triệt để bệnh nên thường tự phối hợp nhiều thuốc, dùng quá liều lượng. Vì vậy, không những làm cho tác dụng phụ của thuốc tăng cao, mà còn gây ra hạ đường huyết quá nhanh, dễ rơi vào hôn mê do hạ đường huyết.
Tự ý ngừng thuốc
Tiểu đường là căn bệnh chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn, cần dùng thuốc lâu dài và suốt đời. Nhiều người bệnh sau khi dùng thuốc triệu chứng biến mất, đường huyết giảm đến bình thường, thường dừng lại vì cho rằng bệnh đã được chữa khỏi, không cần uống thuốc và duy trì chế độ ăn uống, tập luyện nữa.
Khi ngừng thuốc, đường huyết tăng cao trở lại, biến chứng xuất hiện, liều lượng thuốc dùng cũ không đủ, cần tăng liều, thậm chí cần phối hợp dùng nhiều loại thuốc hơn, khiến không chỉ cơ thể bị tổn hại, mà còn khiến chi phí điều trị tốn kém hơn nhiều.
Trên đây là những sai lầm thường gặp của người bệnh tiểu đường. Nắm được những sai lầm thường mắc phải và tìm cách khắc phục. Nhằm hạn chế biến chứng khi phải chung sống lâu dài với căn bệnh này.