Danh mục
Trang chủ / Tin tức sức khỏe / Stress làm tăng đường huyết bạn đã đã gặp chưa?

Stress làm tăng đường huyết bạn đã đã gặp chưa?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Khi cơ thể và tâm trí luôn căng thẳng, các hormon làm tăng lượng đường trong máu. Nếu thường xuyên chịu stress kéo dài thì đường máu khó có thể kiểm soát tốt.

Stress làm tăng đường huyết bạn đã gặp hay chưa

Stress làm tăng đường huyết bạn đã gặp hay chưa

STRESS LÀM TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT KHÔNG?

Theo Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Dược cho biết: Trong xã hội hiện đại, con người sống và làm việc trong điều kiện môi trường có nhiều yếu tố gây nên tình trạng stress kéo dài (mâu thuẫn trong gia đình, mâu thuẫn với đồng nghiệp, căng thẳng học hành thi cử, mất việc…).

Những căng thẳng, stress làm tăng đường huyết, thúc đẩy quá trình làm gia tăng tỷ lệ mắc đái tháo đường rất nhanh. Khi tâm trí bạn luôn cảm thấy bực bội, căng thẳng khiến các hormon làm tăng lượng đường trong máu (glucose) được tiết ra, tính kháng insulin được đẩy mạnh dẫn tới lượng đường trong máu tăng lên.

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng những người chịu stress kéo dài có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 57% so với những người có tinh thần thoải mái, không bị căng thẳng.

Stress kéo dài kích hoạt hệ trục: hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận sản sinh 2 hormon cơ bản chống lại stress là: Adrenaline và Cortisone. Đồng thời, 2 hormon này còn làm gia tăng đường huyết, rối loạn chuyển hóa cơ bản, béo phì… khiến những người mắc stress kéo dài nhanh chóng mắc bệnh Đái tháo đường. Đồng thời, bệnh nhân tiểu đường bị stress kéo dài lại trở nên khó kiểm soát mức đường huyết. Cần giúp người bệnh giải tỏa stress để kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

CÁC NHÓM STRESS LÀM TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT

Có 2 nhóm stress chính ảnh hưởng đến bệnh đái tháo đường đó là:

Nhóm 1: Stress về thể chất

Nhóm này bao gồm các nguyên nhân như bị bệnh, bị thương, trải qua phẫu thuật. Những nguyên nhân này thường làm tăng chỉ số đường huyết.

Nhóm 2: Stress về tinh thần

Có những tác động phức tạp tùy thuộc vào thể tiểu đường mà bạn đang mắc phải.

  • Với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, stress tinh thần có thể làm tăng hoặc giảm lượng đường huyết.
  • Với người bệnh tiểu đường tuýp 2, stress tinh thần thường làm tăng lượng đường huyết trong máu.

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA STRESS?

Stress không những làm ảnh hưởng tới tinh thần mà còn ảnh hưởng tới thể chất con người. Nhận biết rõ các triệu chứng stress giúp bạn có các biện pháp giải quyết stress, tránh trầm cảm, tăng đường huyết và các bệnh lý liên quan khác:

  • Đau đầu, đau cơ, căng cơ.
  • Ngủ li bì hoặc mất ngủ thường xuyên.
  • Luôn mệt mỏi, không thể tập trung vào công việc.
  • Luôn có cảm giác cáu kỉnh, giận dữ vô cớ, tiêu cực.
  • Bồn chồn, lo lắng, không an tâm với mọi việc xung quanh.
  • Hạn chế giao tiếp với người thân, bạn bè.
  • Sử dụng bia rượu, hút thuốc, ăn uống thả phanh.

Áp dụng những biện pháp làm giảm đường huyết khi bị stress

Áp dụng những biện pháp làm giảm đường huyết khi bị stress

PHƯƠNG PHÁP LÀM GIẢM STRESS NHƯ THẾ NÀO?

Tinh thần là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh đái tháo đường. Những phương pháp làm giảm stress giúp kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân bạn cần biết:

Tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng, tập Yoga, thiền

  • Tập hít thở sâu có tác dụng rất hiệu quả trong việc làm giảm căng thẳng, stress trong 15 phút, giúp cân bằng tinh thần.
  • Việc vận động nhẹ nhàng, duy trì cân nặng ổn định, giảm stress khoảng 30 phút / ngày.

Sinh hoạt điều độ, có chế độ ăn uống khoa học

  • Hạn chế đồ ăn nhiều tinh bột, đồ dầu mỡ, chiên xào, đồ ngọt… Tăng cường ăn rau, chất xơ…
  • Không uống bia, rượu, đồ có gas, chất kích thích.
  • Không hút thuốc lá.

Tìm tới chuyên gia tâm lý

Nên tâm sự, chia sẻ với gia đình, bạn bè về vấn đề stress của bạn.

  • Nói chuyện với sếp, người quản lý trực tiếp của bạn để giải tỏa khó khăn trong công việc.
  • Tham gia các hoạt động thể dục thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ…
  • Tìm tới bác sĩ, chuyên gia tâm lý để được giải tỏa những vấn đề rắc rối của bạn.

Stress tinh thần hay stress thể chất đều là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng tới đường huyết của bạn. Phát hiện stress sớm để sớm tìm ra phương pháp điều trị căng thẳng, phiền toái giúp bệnh nhân đái tháo đường nhanh chóng, hiệu quả giúp ổn định lượng đường trong máu.

Có thể bạn quan tâm

Những điều bạn cần biết trước khi thực hiện kỹ thuật chụp nhũ ảnh

Chụp X-quang tuyến vú, hay chính là chụp nhũ ảnh, là phương pháp đơn giản ...