Bệnh Parkison (hay còn gọi là bệnh Liệt run) là một bệnh thần kinh do thoái hóa tế bào thần kinh ở Liềm đen (hạch đáy não). Vậy trong điều trị bệnh thường gặp những khó khăn gì?
- Bệnh lao hạch thường có triệu chứng của bệnh như thế nào?
- Bệnh viêm gân cần được điều trị như thế nào?
- Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ trị hen phế quản
Hội chứng Parkinson mắc phải do nhiều nguyên nhân gây nên
KHÓ KHĂN KHI ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON NHƯ THẾ NÀO?
Mặc dù thuốc là nền tảng trong điều trị bệnh Parkinson, người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc mới kiểm soát được các triệu chứng của bệnh, nhưng người thân của bạn sẽ phải đối mặt với 3 khó khăn lớn sau đây:
Tác dụng phụ của thuốc
Theo Bác sĩ, Giảng viên Trung cấp Dược cho biết, khi sử dụng thuốc điều trị, người bệnh Parkinson có thể sẽ bị một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như mất ngủ, trầm cảm, hạ huyết áp, khô da, táo bón, nuốt thức ăn khó khăn, ảo giác… Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị rối loạn vận động gây đau đớn thể chất và tăng nguy cơ trầm cảm.
Khi gặp các tác dụng phụ này, bạn nên thông báo với bác sĩ ngay để cân nhắc giảm liều dùng thuốc sử dụng loại thuốc khác tương tự hoặc kết hợp với các thảo dược tự nhiên.
Khả năng bị nhờn thuốc
Sau một thời gian dài sử dụng thuốc, các loại thuốc sẽ bị giảm tác dụng hay còn gọi là tình trạng “bị nhờn thuốc”. Do đó, hiệu quả điều trị bệnh Parkinson sẽ giảm đi và người thân của bạn sẽ khó mà duy trì cho đến liều tiếp theo.
Tình trạng nhờn thuốc có thể được khắc phục bằng cách kiểm soát thời gian dùng thuốc, thay đổi thuốc hoặc sử dụng thêm thuốc giúp kéo dài tác dụng của dopamine theo chỉ định của bác sĩ.
Nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn
Nếu không điều trị sớm và đúng cách, bệnh Parkinson tiến triển ngày càng trầm trọng, đến giai đoạn cuối người bệnh mất khả năng vận động và có thể tử vong do các biến chứng như suy dinh dưỡng, viêm phổi…
Những khó khăn trên đây chính là lý do tại sao mà người thân của bạn chỉ điều trị bằng thuốc Tây thôi vẫn chưa đủ mà cần thêm sự hỗ trợ của Đông y. Để cải thiện triệu chứng run chân tay và ngăn ngừa nguy cơ bị nặng hơn, bạn nên hiểu rõ các nguyên tắc điều trị bệnh Parkinson hiệu quả nhằm đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người thân.
Tìm hiểu nguyên tắc điều trị bệnh Parkinson hiệu quả
NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON HIỆU QUẢ
Khi áp dụng cách trị bệnh Parkinson bằng Đông y để khắc phục các khó khăn do dùng thuốc Tây, bạn cần giúp người thân tuân thủ các chế độ ăn uống, tập luyện, dùng thuốc và sử dụng các loại thảo dược quý. Những nguyên tắc cơ bản sau đây sẽ giúp cải thiện triệu chứng run chân tay, giảm thiểu các tác dụng phụ, đồng thời tránh được nhiều loại thuốc độc hại:
Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất
Chế độ ăn uống của người bệnh Parkinson cần đầy đủ chất dinh dưỡng với các thực phẩm dễ tiêu hóa, nhiều rau củ quả và uống nhiều nước để tránh bị táo bón. Hạn chế các loại thức ăn nhiều mỡ động vật, cholesterol. Lưu ý sử dụng thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa… cần cách thời gian dùng levodopa 1 – 2 giờ bởi chúng có thể làm giảm hiệu quả hấp thu thuốc.
Bạn nên chia thức ăn thành nhiều bữa để quá trình hấp thu thực phẩm tốt hơn. Khi chuẩn bị bữa ăn cho ba mẹ hay ông bà, bạn nên điều chỉnh cân bằng 4 nhóm thực phẩm thiết yếu theo tỷ lệ:
- 2 – 3 phần thịt (bò, lợn, gà…)
- 3 – 5 phần rau củ quả
- 2 – 3 phần sữa
- 4 phần ngũ cốc
Đặc biệt, người thân bạn rất cần bổ sung thêm các thực phẩm chống oxy hóa giúp tăng nồng độ dopamine trong não – thiếu hụt dopamine chính là nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson.
Liệu pháp vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu là những bài tập phục hồi chức năng giúp người bệnh Parkinson nhanh chóng hồi phục lại khả năng vận động bình thường. Mục đích của vật lý trị liệu là giúp giảm tính co cứng và duy trì sự vận động thể chất của người bệnh.
Bạn cũng nên khích lệ ba mẹ hay ông bà mình tập luyện hàng ngày với các hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, dưỡng sinh, yoga, đi xe đạp, bơi lội…. Các hoạt động này sẽ giúp cải thiện tư thế, dáng đi và khả năng di chuyển.
Liệu pháp hỗ trợ tâm lý
Cùng với vật lý trị liệu, bạn nên dành thời gian trò chuyện và quan tâm đến người thân để họ giảm bớt tâm lý lo lắng vì mình trở thành gánh nặng của con cháu. Chỉ cần dành ra khoảng 10 – 15 phút để đi dạo mỗi ngày hay chỉ đơn giản là hỏi thăm ngày hôm nay thế nào, bạn sẽ vực dậy tinh thần của người thân và giúp họ đi qua những ngày điều trị một cách nhẹ nhàng hơn.