Lao hạch là thể lao ngoài phổi thường gặp nhiều ở trẻ em. Bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh lao hạch thường có triệu chứng bệnh như thế nào?
- Bệnh viêm gân cần được điều trị như thế nào?
- Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ trị hen phế quản
- Những biến chứng của bệnh đái tháo đường gây rối loạn mật độ xương
Bệnh lao hạch không gây tử vong và có thể được chữa khỏi
TÌM HIỂU BỆNH LAO HẠCH LÀ GÌ?
Lao hạch là bệnh thứ phát, nó xuất hiện sau bệnh lao ở nơi khác trong cơ thể, như là lao sơ nhiễm hoặc lao phổi. Vi trùng lao sau khi vào phổi, chúng sẽ gây tổn thương ở đây (lao phổi) rồi di chuyển tới hạch và ra gây lao hạch.
TRIỆU CHỨNG CỦA LAO HẠCH NHƯ THẾ NÀO?
Muốn biết bị lao hạch có nguy hiểm không thì cần phải xác định thể lao hạch. Lao hạch chia làm 3 thể:
- Thể viêm hạch thông thường,
- Thể viêm hạch và viêm quanh hạch,
- Thể khối u
Với mỗi thể khác nhau, bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau.
Viêm hạch thông thường
Những tổn thương ở răng, miệng, mũi… tạo điều kiện để vi khuẩn lao dễ dàng xâm nhập, khu trú tại đó và gây ra bệnh lao hạch. Viêm hạch thông thường thì các hạch rất nhỏ (bằng hạt thóc, hoặc hạt bắp…) và nhỏ lẫn trong các mô xung quanh. Khi hạch nổi ngoài da có thể sờ thấy, lúc đó hạch đã sưng to. Viêm hạch thông thường thì sờ vào hạch không thấy đau, hạch cũng phát triển chậm (trong nhiều tháng) và mềm căng. Điều trị lao hạch bao lâu là còn tùy thuộc vào thể lao.
Viêm hạch và viêm quanh hạch (viêm hạch do nhiễm khuẩn)
Khi hạch sưng to, đỏ, sờ vào thấy đau, dùng kháng sinh thấy bớt sưng đau, thể tích hạch giảm dần thì đó là hạch viêm do nhiễm khuẩn. Hoặc hạch nếu lúc sưng lúc giảm, lúc đau lúc không có thể là hạch viêm do nhiễm khuẩn thông thường.
Hạch khối u
Nếu hạch cứng, to và phát triển nhanh, gốc hạch có chân lan tỏa như rễ cây lan vào các tổ chức xung quanh, thì có nguy cơ đây là hạch ung thư hoặc hạch di căn ung thư.
Bệnh lao hạch không lây truyền trực tiếp từ người sang người
BỆNH LAO HẠCH CÓ LÂY KHÔNG?
Không giống như lao phổi, các vi khuẩn lao chỉ khu trú trong hạch vì thế chúng gây viêm và không rò rỉ ra bên ngoài, vì thế, bệnh lao hạch không lây truyền trực tiếp từ người sang
BỆNH LAO HẠCH CÓ CHỮA KHỎI KHÔNG?
Bệnh lao hạch có thể được điều trị nội khoa dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Một số các loại thuốc điều trị lao hạch như: rimifon, rifampicin, pyrazinamid, ethambutol… liên tục trong vòng khoảng 9 tháng là tối thiểu. Liều dùng này còn tùy thuộc vào cân nặng và tuân theo phác đồ điều trị do bác sĩ chuyên khoa quyết định.
Bị lao hạch có phải mổ không cũng được xem là một thắc mắc của nhiều người. Bệnh lao hạch được điều trị ngoại khoa, phẫu thuật – mổ lấy toàn bộ hạch khi hạch hóa mủ tuy nhiên nó lại không đáp ứng khi chọc dò và điều trị kết hợp với kháng sinh, hoặc là bị u lympho lao hạch, lao không thành mủ, khu trú. Tiến hành mổ và nạo vét sạch mủ bã đậu ở hạch và đắp kháng sinh chống lao cũng được xem là một cách điều trị có hiệu quả.
Lao hạch chính là một căn bệnh cũng rất dễ gặp ở trẻ em. Khi điều trị cần lưu ý không nên cắt bỏ hạch sớm bởi vì hạch có vai trò bảo vệ chống sự xâm nhập của vi trùng lao. Cần phải chăm sóc trẻ cần tránh để tình trạng viêm hạch mạn tính.
Điều trị lao hạch tốt nhất đó là nên điều trị bệnh lao trước khi phẫu thuật để tránh lây lan vi khuẩn lao.
Qua bài viết trên, Bác sĩ, Giảng viên Trung cấp Dược khuyên mọi người do lao hạch không phải là bệnh lây nhiễm vì thế mà cách phòng bệnh lao hạch chủ yếu là cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để điều trị dứt điểm bệnh lao, nhằm mục đích tránh tình trạng vi khuẩn lao xâm nhập và gây bệnh ở những cơ quan khác trong cơ thể.