Danh mục
Trang chủ / Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kỹ thuật hình ảnh / Những điều cần biết về kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chụp MRI khớp gối

Những điều cần biết về kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chụp MRI khớp gối

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một kỹ thuật hình ảnh không xâm lấn được sử dụng để chẩn đoán nhiều bệnh lý khác nhau. Và tương tự chụp MRI khớp gối giúp chẩn đoán tổn thương xương, sụn, bao hoạt dịch, dây chằng, gân cơ cũng như tổ chức phần mềm quanh khớp.

Chụp MRI khớp gối có thể phát hiện, đánh giá quá trình thoái hóa khớp gối

Chụp MRI khớp gối có thể phát hiện, đánh giá quá trình thoái hóa khớp gối

Chụp cộng hưởng từ (MRI) khớp gối là gì?

Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) khớp gối sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến và máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cấu trúc trong khớp gối như sụn, xương, gân, dây chằng, cơ, mạch máu. Nó thường được sử dụng để chẩn đoán hoặc đánh giá đau, yếu, phù nề hoặc chảy máu trong và quanh khớp. MRI khớp gối có thể giúp xác định xem bạn có cần phẫu thuật hay không.

Khi nào cần chụp MRI khớp gối?

Khớp gối là một trong các khớp quan trọng, tham gia vào rất nhiều hoạt động của cơ thể, vì thế nguy cơ tổn thương là rất cao. Chấn thương khớp gối do tai nạn, bệnh lý khớp gối là 2 tác nhân chính gây các cơn đau nhức đầu gối khiến nhiều người “khập khễnh” hay “bò lê bò càng”.

Chụp MRI khớp gối cũng như nhiều phương pháp chẩn đoán hỉnh ảnh khác, được sử dụng như một công cụ hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán tình trạng chấn thương, tình trạng bệnh lý ở khớp gối, tầm soát khớp gối. Trong các trường hợp đánh giá tổn thương sụn chêm, sụn khớp, dây chằng và xương thì chụp mri khớp gối đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác tình trạng tổn thương tại khớp gối.

Cụ thể sau đây là một số tác dụng của kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chụp MRI khớp gối:

  • Đánh giá tổn thương sụn chêm, dây chằng, gân cơ và các tổ chức phần mềm vùng khớp gối.
  • Đánh giá các bất thường ở sụn khớp, tủy xương.
  • Chẩn đoán rối loạn liên quan đến bao hoạt dịch.
  • Chẩn đoán gãy xương, dập xương, nứt, rạn xương.
  • U, viêm xương, khớp, mô mềm.

Cần lưu ý gì khi chụp MRI khớp gối?

Giảng viên ngành kỹ thuật hình ảnh y học chia sẻ, khi chụp MRI khớp gối bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Nếu bạn đang hoặc từng bị gãy chân mà chưa tháo đinh, vít trong cơ thể ra hãy thông báo ngay cho bác sĩ. Vì nguyên tắc chụp cộng hưởng từ MRI là: cởi bỏ toàn bộ các vật dụng bằng kim loại ra khỏi cơ thể, vì các vật dụng này có thể ảnh hưởng tới kết quả chụp MRI, khiến kết quả chụp MRI không chính xác.

  • Hãy thông báo cho bác sĩ nếu cơ thể bạn đang có các vật dụng bằng kim loại như: máy tạo nhịp, đặt stent, vòng tránh thai,….
  • Nếu bạn gặp các vấn đề về thần kinh như hội chứng sợ không gian kín, hồi hộp lo lắng khi phải ở không gian kín, động kinh.
  • Dị ứng với thuốc cản quang, dị ứng với một loại thuốc nào đó hoặc dị ứng với thức ăn.

Lợi ích và nguy cơ của phương pháp này là gì?

Bác sĩ – Giảng viên Cao Đẳng Kỹ thuật Hình ảnh Y học cho biết những lợi ích và nguy cơ của phương pháp này như sau:

Lợi ích:

  • MRI là một kỹ thuật hình ảnh không xâm lấn, không có phơi nhiễm bức xạ.
  • MRI đã được chứng minh là có giá trị trong chẩn đoán các bệnh lý khớp, bao gồm gân, dây chằng, cơ, sụn và các bất thường xương không thể nhìn thấy trên X quang hoặc CT scan.
  • MRI có thể giúp xác định bệnh nhân nào bị chấn thương đầu gối cần phẫu thuật.
  • MRI có thể giúp chẩn đoán gãy xương khi chụp x-quang và các phương pháp không kết luận được.
  • MRI cung cấp phương pháp không xâm lấn thay thế cho X-quang, chụp động mạch và CT scanner để chẩn đoán các bệnh lý mạch máu.

Nguy cơ:

  • Việc chụp MRI hầu như không gây rủi ro cho bệnh nhân nếu tuân thủ các hướng dẫn an toàn phù hợp.
  • Mặc dù bản thân từ trường mạnh không có hại, nhưng các thiết bị y tế cấy ghép có chứa kim loại có thể bị hỏng hoặc gây biến dạng hình ảnh trong khi chụp MRI.
  • -Xơ hóa thận hệ thống là một biến chứng được công nhận nhưng hiếm gặp, có liên quan đến tiêm thuốc tương phản gadolinium. Nó thường xảy ra ở những bệnh nhân bị suy thận nặng. Bác sĩ sẽ đánh giá xét nghiệm chức năng thận của bạn trước khi xem xét tiêm thuốc tương phản từ.
  • Bạn có thể bị phản ứng dị ứng nếu dùng thuốc tương phản từ. Phản ứng như vậy thường nhẹ và được kiểm soát bằng thuốc. Nếu bạn có phản ứng dị ứng, bác sĩ sẽ sẵn sàng hỗ trợ ngay lập tức.
  • Các nhà sản xuất thuốc tương phản từ cho biết:

Các bà mẹ không nên cho con bú trong 24-48 giờ sau khi dùng chất tương phản từ. Tuy nhiên, cẩm nang hướng dẫn gần đây của Trường đại học điện quang Mỹ (ACR) nghiên cứu cho thấy chất tương phản từ được trẻ sơ sinh hấp thụ trong thời gian cho con bú là rất thấp.

Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật chụp CT răng trong nha khoa là gì?

  Chụp phim CT Cone Beam là phương pháp quan trọng để đạt được kết ...