Chẩn đoán bệnh ung thư đại tràng không khó đối với các cơ sở y tế hiện nay do có nhiều máy móc và các xét nghiệm hỗ trợ. Tuy nhiên, người bệnh không thường xuyên đi khám, kiểm tra chỉ khi có những triệu chứng rõ rệt và ở mức độ nặng mới được phát hiện.
- Siêu âm ổ bụng giúp chẩn đoán xác định bệnh lý
- Siêu âm tim thai phát hiện sớm bệnh lý tim bẩm sinh
- Làm thế nào để chẩn đoán được bệnh động kinh?
Đi khám ngay nếu có dấu hiệu bất thường của đường tiêu hóa
Những kỹ thuật chẩn đoán bệnh ung thư đại tràng
Dưới đây là một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để đánh giá các bệnh lý về đại tràng như sau:
Chụp Xquang
Khi nghi ngờ bị ung thư đại tràng, thì cần phải chụp đại tràng có cản quang hay nội soi đại tràng, giúp chẩn đoán xác định và biết được vị trí khối u.
Chụp đại tràng có cản quang là kỹ thuật chụp bằng cách bơm vào đại tràng qua hậu môn một chất có tên là Baium, có tính cản quang. Chính chất này làm cho hình ảnh đại tràng trở nên rõ nét hơn, khối u được thấy dễ dàng hơn.
Nội soi đại tràng
Soi đại tràng là một phương pháp mà người bác sĩ nội soi dùng một loại ống soi mềm (có thể bẻ cong được) đưa vào hậu môn nhằm mục đích quan sát bên trong lòng đại tràng. Phương pháp soi đại tràng thường chính xác hơn là chụp đại tràng có cản quang, đặc biệt trong việc phát hiện ra những polyp nhỏ.
Nếu trong lúc nội soi bác sĩ phát hiện thấy có polyp thì bác sĩ sẽ cắt polyp đi và đem gửi phòng xét nghiệm giải phẫu bệnh. Bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ quan sát polyp dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Đa số các polyp được cắt bỏ đi khi nội soi thường là lành tính, có một số ít là tiền ung thư. Cắt bỏ các polyp tiền ung thư là nhằm phòng ngừa phát triển thành ung thư đại tràng từ những polyp này.
Chụp cắt lớp vi tính (CT hoặc CAT)
Bác sĩ – Giảng viên Cao Đẳng Kỹ thuật Hình ảnh Y học cho biết, một CT scan có hình ảnh của các bên trong của cơ thể sử dụng x-quang chụp từ các góc độ khác nhau. Một máy tính kết hợp những hình ảnh này thành một hình ảnh 3 chiều chi tiết cho thấy bất kỳ khối u bất thường hoặc khối u. Chụp CT có thể được sử dụng để đo kích thước của khối u.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
MRI sử dụng từ trường, không x-quang, để tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể. MRI có thể được sử dụng để đo kích thước của khối u.
Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET) hoặc chụp PET-CT
Quét PET thường được kết hợp với quét CT (xem ở trên), được gọi là chụp PET-CT. Quét PET là một cách để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và mô bên trong cơ thể.
Sinh thiết
Một sinh thiết là việc loại bỏ một lượng nhỏ mô để kiểm tra dưới kính hiển vi. Các xét nghiệm khác có thể gợi ý rằng ung thư có mặt, nhưng chỉ sinh thiết mới có thể chẩn đoán xác định ung thư đại trực tràng.
Xét nghiệm máu
Vì ung thư đại trực tràng thường chảy máu vào ruột già hoặc trực tràng, những người mắc bệnh có thể bị thiếu máu. Một xét nghiệm về số lượng hồng cầu trong máu, là một phần của công thức máu hoàn chỉnh (CBC) , có thể chỉ ra rằng chảy máu có thể xảy ra.
Khi nào nên đi khám tầm soát ung thư đại tràng?
Giảng viên ngành kỹ thuật hình ảnh y học chia sẻ, bệnh ung thư đại trực tràng có các triệu chứng nghèo nàn và rất dễ nhầm lẫn với các chứng rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, người bệnh thường được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn và khả năng điều trị thấp. Dưới đây là những trường hợp cần thiết phải tầm soát ung thư đại trực tràng càng sớm càng tốt.
- Gặp phải một trong các tình trạng sau: rối loạn tiêu hóa thường xuyên, hay bị đau bụng, thay đổi thói quan đại tiện. Phân lỏng, nát và đổi màu bất thường (màu đen, có máu tươi, có nhày). Chướng bụng và bị táo bón bất thường.
- Có người thân (cha mẹ, anh chị em, con cái) bị ung thư đại trực tràng hoặc có polyp u tuyến.
- Người đã có polyp u tuyến và được loại bỏ hoặc đã từng bị chẩn đoán ung thư đại trực tràng.
- Bị các bệnh về đường ruột như viêm loét đại tràng hoặc Crohn.
- Có hội chứng polyp di truyền hiếm gặp như FAP hoặc hội chứng Lynch (HNPCC).
- Người đã từng điều trị bức xạ vào bụng hoặc khung xương chậu.
Tầm soát ung thư đại tràng có thể phát hiện ung thư ở giai đoạn rất sớm, khi khối u còn nhỏ và chưa di căn, giúp điều trị dễ dàng hơn.