Danh mục
Trang chủ / Tin tức sức khỏe / Đâu là nguyên nhân nào khiến bạn bị tê buồn chân tay?

Đâu là nguyên nhân nào khiến bạn bị tê buồn chân tay?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tê buồn chân tay là một trong những dạng bệnh lý về xương khớp thường gặp nhất với những biến chứng khó lường. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên bệnh lý này

Bệnh tê buồn chân tay thường do nhiều nguyên nhân khác nhau

Bệnh tê buồn chân tay thường do nhiều nguyên nhân khác nhau

TÌM HIỂU BỆNH TÊ BUỒN CHÂN TAY LÀ GÌ?

Tê buồn chân tay là tình trạng vùng da ở chân và tay bị tê, khiến người bệnh có cảm giác như kiến bò hay kim châm vào da. Đây có thể là biểu hiện sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng.

NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY TÊ BUỒN CHÂN TAY?

Theo giảng viên Y sĩ đa khoa cho biết: Chứng tê buồn chân tay xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này:

– Làm việc sai tư thế: Đứng lâu quá, ngồi xổm, ngồi vắt chân lên nhau hoặc quỳ trong thời gian dài, đi giày quá chật… khiến máu khó lưu thông, mạch máu và thần kinh bị chèn ép làm chân tay tê bì.

– Ảnh hưởng của thời tiết: Những người có sức đề kháng suy giảm thì khi gặp trời lạnh, khí huyết sẽ bị ngưng trệ, dẫn đến các đầu ngón tay, ngón chân tê bì và khó cử động.

– Phụ nữ mang thai, người cơ thể suy nhược hoặc người bị thiếu vitamin B1, B12, canxi hay acid folic cũng dễ có cảm giác tê buồn ở chân tay.

– Một số bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, hội chứng ổng cổ tay, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, đau cột sống, chấn thương cột sống… cũng gây chèn ép lên dây thần kinh, gây tê bì chân tay.

– Những bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch… cũng dẫn đến hiện tượng tê bì ở chân tay.

– Bị nhiễm trùng do bệnh lao, phong, thương hàn, các loại virus hay do nhiễm độc thạch tín, chì, thủy ngân, đồng, hóa chất công nghiệp cũng khiến cho các dây thần kinh chi phối hoạt động của tay chân bị rối loạn.

TRIỆU CHỨNG TÊ BUỒN CHÂN TAY

–  Ban đầu, các đầu ngón tay, ngón chân tê rần như bị kiến bò, kim châm và có thể kèm theo chuột rút cơ bắp. Vị trí cảm nhận rõ rệt nhất là ở hai ngón trỏ và giữa.

– Mức độ tê đau tăng dần, lan sang bàn tay, cổ tay, lan lên cả cánh tay. Tình trạng tê chân kéo dài khiến cho việc vận động, cầm nắm của người bệnh gặp nhiều khó khăn.

– Trong trường hợp bị thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể xuất hiện thêm những triệu chứng như đau vai gáy, đau thắt lưng, đau dọc theo dây thần kinh, tê buốt mông, đùi, mặt ngoài cẳng chân, bàn chân, cử động khó khăn…

– Cơ thể người bệnh bị suy nhược, tê liệt cùng với cảm giác tê buốt, ngứa ran. Cần cẩn trọng vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đa dây thần kinh.

– Trường hợp nặng có thể bị rối loạn tiểu tiện. Người bệnh bị mất ý thức trong một thời gian ngắn, kèm theo co giật.

Phương pháp điều trị triệu chứng tê buồn chân tay là khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân

Phương pháp điều trị triệu chứng tê buồn chân tay là khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân

ĐIỀU TRỊ TÊ BUỒN CHÂN TAY bằng phương pháp nào?

Trong trường hợp tê buồn chân tay là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể thì chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng này sẽ chấm dứt. Thực tế, có không ít trường hợp chứng tê buồn chân tay là cảnh báo sớm tổn thương thần kinh ngoại vi do các chứng bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, mỡ máu cao, tăng huyết áp… Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nên biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Điều trị bệnh tê buồn chân tay bằng Tây y

Bác sĩ thường chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống viêm, giảm đau phù hợp với từng loại bệnh như Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (Aspirin, Diclofenac, Ketoprofen, Ibuprofen), corticoid… Bên cạnh đó, có thể kết hợp dùng vitamin nhóm B và thuốc giãn mạch ngoại vi để làm giảm triệu chứng đau nhức tê buốt.

Trong trường hợp tê buồn chân tay do rối loạn chuyển hóa lipid máu thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc để kiểm soát lipid trong máu sao cho ở ngưỡng an toàn. Nếu tình trạng tê buồn chân tay do nhiễm trùng, nhiễm độc thì cần điều trị để loại bỏ chất độc khỏi cơ thể. Nếu bệnh nhân bị đái tháo đường thì cần dùng thuốc đặc trị để kiểm soát lượng đường huyết hợp lý.

Điều trị bệnh tê buồn chân tay bằng Đông y

Để cải thiện tình trạng tê buồn chân tay, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc Đông y sau đây:

– Lấy một nắm ngải cứu và 1 ít muối hột vào chậu nhỏ, đổ nước sôi khoảng 5 phút. Sau đó, đắp lên vị trí tê bì, các khớp sưng để giúp máu lưu thông, từ đó làm giảm cảm giác tê buồn.

– Dùng 20 – 30g rễ cây xấu hổ, đem tẩm rượu rồi sắc cùng 500 ml nước với lửa nhỏ cho đến khi còn 100 ml thì chia làm 2 lần uống trong ngày.

– Lấy 15- 20 lá lốt tươi hoặc 5 – 10g lá lốt phơi khô, đem sắc với 2 bát nước cho đến khi còn lại ½ bát để uống trong ngày. Tốt nhất là uống khi còn ấm và sau bữa ăn tối.

Bởi vậy, khi tình trạng tê buồn chân tay kéo dài, bệnh nhân nên tới cơ sở y tế để thăm khám sớm. Tùy thuộc vào tính chất và mức độ tê buồn chân tay mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu kỹ thuật siêu âm tim qua thực quản

Hiện nay có nhiều phương pháp siêu âm tim phù hợp với từng trạng thái ...