Danh mục
Trang chủ / Tin tức sức khỏe / Tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp bàng quang tăng hoạt là gì?

Tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp bàng quang tăng hoạt là gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là tình trạng tiểu gấp, có hoặc không kèm theo són tiểu gấp, thường kèm theo tiểu nhiều lần và tiểu đêm. Vậy cần có phương pháp nào để phòng tránh hội chứng này?

Bàng quang tăng hoạt còn gọi là Hội Chứng Bàng Quang Tăng Hoạt

Bàng quang tăng hoạt còn gọi là Hội Chứng Bàng Quang Tăng Hoạt

TÌM HIỂU VỀ HỘI CHỨNG BÀNG QUANG TĂNG HOẠT LÀ GÌ?

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là tình trạng tiểu gấp, có hoặc không kèm theo són tiểu gấp, thường kèm theo tiểu nhiều lần và tiểu đêm… nếu không có nhiễm trùng tiểu hoặc các bệnh lý rõ ràng khác.

Hội chứng bàng quang tăng hoạt tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho bệnh nhân, gây trở ngại trong sinh hoạt, học tập và công tác hàng ngày. Đồng thời, bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng tới tâm lý, đặc biệt là những bệnh nhân trẻ.

Hội chứng bàng quang tăng hoạt thường gặp trên những bệnh nhân tuổi cao, đặc biệt là nữ giới, hoặc có một số yếu tố nguy cơ như bệnh lý thần kinh (Parkinson, đột quỵ), bệnh lý đường tiết niệu (sỏi bàng quang, phì đại lành tính tuyến tiền liệt), mang thai nhiều lần, …

Hiện nay, trên thế giới có hàng triệu người mắc chứng bệnh này. Tuy nhiên, hơn 50% người bệnh phải âm thầm chịu đựng tình trạng này trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm do tâm lý xấu hổ, e ngại không muốn đến bệnh viện để điều trị.

HỘI CHỨNG BÀNG QUANG TĂNG HOẠT DO NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY NÊN?

Bệnh bàng quang tăng hoạt xảy ra do nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân này gây co thắt cơ bàng quang quá mức và mất phối hợp hoạt động giữa cơ bàng quang và cơ thắt niệu đạo như:

  • Rối loạn thần kinh trong bệnh Parkinson, đột quỵ, bệnh xơ hóa tủy, tổn thương tủy sống do chấn thương, bệnh đái tháo đường,…
  • Những bất thường trong bàng quang như các khối u hoặc sỏi bàng quang.
  • Các yếu tố gây cản trở dòng chảy từ bàng quang như u xơ tuyến tiền liệt hoặc các tác động điều trị vùng tiểu khung.
  • Uống cà phê hoặc rượu quá mức.

Một số trường hợp không xác định được nguyên nhân.

BÀNG QUANG TĂNG HOẠT THƯỜNG CÓ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ?

Người bệnh thường than phiền với bác sĩ về tình trạng tiểu gấp, thường có cảm giác bất chợt muốn đi tiểu, không nhịn tiểu được và cần phải đi tiểu ngay.

  • Đôi lúc người bệnh hay bị són tiểu theo sau cảm giác tiểu gấp.
  • Ngoài ra nhiều người bệnh than phiền phải đi tiểu nhiều lần (trên 8 lần) trong ngày tính từ lúc thức dậy cho đến lúc đi ngủ hoặc phải thức dậy ban đêm từ một lần trở lên để đi tiểu mà sau đó khó ngủ trở lại gây khó chịu cho người bệnh.

AI SẼ LÀ NGƯỜI CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH BÀNG QUANG TĂNG HOẠT

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến hội chứng bàng quang tăng hoạt bao gồm:

  • Lớn tuổi
  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới
  • Bệnh lý thần kinh: Parkinson, đột quỵ, …
  • Bệnh lý đường tiết niệu: sỏi bàng quang, phì đại lành tính tuyến tiền liệt, …
  • Mang thai nhiều lần

Hội chứng bàng quang tăng hoạt gây nhiều bất tiện cho sinh hoạt

Hội chứng bàng quang tăng hoạt gây nhiều bất tiện cho sinh hoạt

MÁCH MỌI NGƯỜI CÁC CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH BÀNG QUANG TĂNG HOẠT

Theo giảng viên Y sĩ đa khoa Văn bằng 2 cho biết: Việc điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ phần nào giúp kiểm soát được các triệu chứng bệnh và hạn chế tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

Hấp thu lượng nước cần thiết mỗi ngày

Với bệnh này, việc lựa chọn lượng nước và thời điểm uống nước rất quan trọng. Giảm hấp thu chất lỏng được xem là cách tốt nhất để kiểm soát nước tiểu, nhưng uống quá ít nước có thể dẫn đến tình trạng tích tụ nước tiểu cao hơn. Điều này có thể kích ứng bàng quang và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì vậy, người bệnh cần:

Chia đều lượng nước uống trong ngày ra thành nhiều lần, uống một ít nước vào giữa các bữa ăn

  • Không cần uống quá nhiều nước, trừ trường hợp tập thể dục
  • Uống nước thành từng ngụm
  • Nếu người bệnh đã uống đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt và hầu như không màu
  • Người bệnh cũng cần hấp thu nước từ những nguồn thực phẩm khác như trái cây, rau củ và canh
  • Khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu như đau khi đi tiểu hoặc nước tiểu nóng, sẫm màu hoặc có mùi nồng.

Hạn chế những loại thức uống có thể khiến người bệnh đi tiểu nhiều:

  • Những loại nước chứa nhiều caffeine như nước ngọt có ga, cà phê, nước tăng lực và trà. Các nghiên cứu đã cho thấy, việc giảm hấp thu caffeine dưới 100mg mỗi ngày có thể giúp hạn chế triệu chứng bệnh.
  • Nước uống chứa cồn như rượu, bia.

Tránh những loại thực phẩm có thể làm cho triệu chứng bệnh bàng quang tăng hoạt trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Thực phẩm giàu tính axit: các loại trái cây như cam, chanh, bưởi, nho hay cà chua.
  • Chất làm ngọt nhân tạo: aspartame, saccharin và những chất làm ngọt nhân tạo khác không chỉ có trong thức uống mà còn xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm.
  • Thức ăn mặn: khoai tây chiên và các thực phẩm mặn khác có thể làm cơ thể giữ nước đồng thời làm cho người bệnh khát và uống nhiều nước hơn, làm kích ứng bàng quang tăng hoạt.

Bàng quang tăng hoạt là hội chứng thường gặp (17% – 35%), nhất là ở phụ nữ, tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho bệnh nhân, làm ttrở ngại công tác, học tập và có ảnh hưởng tâm lý rất lớn, nhất là đối với bệnh nhân trẻ. Bệnh càng để lâu điều trị càng ít kết quả. Vì vậy mọi người cần khám sức khỏe định kì để sức khỏe được ổn định nhé.

Có thể bạn quan tâm

Những điều bạn cần biết trước khi thực hiện kỹ thuật chụp nhũ ảnh

Chụp X-quang tuyến vú, hay chính là chụp nhũ ảnh, là phương pháp đơn giản ...