Các nguyên nhân thường gặp của chèn dây thần kinh gồm viêm khớp hay vận động thể chất quá độ. Vậy hội chứng này có phương pháp điều trị bệnh như thế nào?
- Trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ em có điều trị bệnh được không?
- Tìm hiểu tình trạng tăng huyết áp đối với phụ nữ mang thai
- Bệnh nhân bị đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm gì?
Hội chứng chèn ép dây thần kinh thường do chấn thương lặp đi lặp lại
CHÈN ÉP DÂY THẦN KINH LÀ GÌ?
Chèn ép dây thần kinh xảy ra khi quá nhiều áp lực cho dây thần kinh từ các mô xung quanh – chẳng hạn như xương, sụn, cơ hoặc dây chằng. Áp lực này phá vỡ chức năng của dây thần kinh, gây đau, ngứa ran, tê hoặc yếu kém.
Chèn ép dây thần kinh có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể. Ví dụ, thoát vị đĩa đệm cột sống chèn ép lên rễ thần kinh, gây đau lan tỏa xuống mặt sau của chân (bệnh đau thần kinh tọa). Hoặc là chèn ép dây thần kinh ở cổ tay có thể dẫn đến đau và tê ở bàn tay và ngón tay (Hội chứng ống cổ tay).
NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY CHÈN ÉP DÂY THẦN KINH?
Áp lực tác động, không gian hạn chế và hao mòn tự nhiên là các nguyên nhân chính gây chèn ép dây thần kinh. Áp lực có thể là hệ quả của việc chuyển động lặp đi lặp lại hoặc khi bạn giữ một tư thế quá lâu trong thời gian dài.
Một số nguyên nhân cụ thể có thể gây áp lực, tác động lên dây thần kinh bao gồm:
- Thoát vị đĩa đệm (vòng bà xơ đĩa đệm bị rách hoặc bị tổn thương).
- Tư thế ngồi, đứng, vận động không đúng.
- Viêm gân, cơ, xương do lão hóa, hao mòn, tổn thương.
- Chuyển động lặp đi lặp lại như uốn cong hoặc xoắn.
- Béo phì, thừa cân làm tăng áp lực lên hệ thống thần kinh.
- Ngồi ở tư thế trong một thời gian quá dài.
- Chấn thương như Hội chứng ống cổ tay.
- Gai xương khiến không gian ở dây thần kinh bị thu hẹp lại.
- Viêm xương khớp gây thoái hóa xương.
- Hẹp ống sống.
- Có khối u chèn ép lên các dây thần kinh.
Mô sẹo do phẫu thuật làm thu hẹp không gian của dây thần kinh. Các triệu chứng bị chèn dây thần kinh.
CHÈN DÂY THẦN KINH CÓ TRIỆU CHỨNG BỆNH NHƯ NÀO?
Các triệu chứng chèn dây thần kinh phụ thuộc vào vị trí dây bị chèn ép. Tuy nhiên, một số triệu chứng phổ biến thường bao gồm:
- Tê hoặc giảm cảm giác ở khu vực bị ảnh hưởng.
- Có cảm giác ngứa ran, như kim ghim.
- Đau nhói, đau rát ở vị trí bị ảnh hưởng và có thể tỏa ra các khu vực khác.
- Yếu cơ bắp ở khu vực bị ảnh hưởng.
- Thường xuyên có cảm giác một bên tay hoặc chân bị mất kiểm soát.
- Cơn đau tăng lên liên tục sau khi vận động hoặc luyện tập thể dục.
- Đau về đêm, đau khi ngủ.
Cần điều trị hội chứng chèn ép dây thần kinh theo lời khuyên của các chuyên viên y tế.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHÈN DÂY THẦN KINH
Để khắc phục tình trạng bị chèn dây thần kinh, bác sĩ thường đề nghị người bệnh nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động ảnh hưởng đến khu vực bệnh. Tùy thuộc vào vị trí bị chèn ép, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị như:
Vật lý trị liệu
Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn người bệnh các bài tập tăng cường và kéo căng các cơ ảnh hưởng đến dây thần kinh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể hướng dẫn người bệnh các hoạt động và sửa đổi các tư thế có thể làm tình trạng nghiêm trọng hơn.
Điều trị bằng thuốc
Theo Bác sĩ, Giảng viên Trung cấp Dược cho biết: Có thể kê một số loại thuốc điều trị bao gồm:
- Các loại thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) như Aspirin , Ibuprofen hoặc Naproxen có thể làm giảm sưng và đau.
- Thuốc Corticosteroid đường uống được sử dụng để giảm sưng và đau.
- Thuốc gây tê thường chỉ định trong một thời gian ngắn để hỗ trợ cắt giảm các cơn đau nghiêm trọng.
- Thuốc Steroid dạng tiêm có thể làm giảm sưng và hỗ trợ việc hồi phục các dây thần kinh.
Điều trị theo phương pháp phẫu thuật
Nếu tình trạng các dây thần kinh bị chèn ép không được cải thiện sau vài tuần hoặc vài tháng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị. Phẫu thuật có thể làm giảm áp lực lên các dây thần kinh, loại bỏ xương tác động hoặc thúc đẩy hồi phục một phần ở đĩa đệm cột sống.
Có ba phương pháp phổ biến nhất là phẫu thuật vi phẫu, phẫu thuật cắt bỏ và phẫu thuật ghép da. Tùy vào vị trí dây thần kinh bị chèn ép mà bác sĩ có thể đề nghị nhiều loại phẫu thuật khác nhau.
Trước khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro của ca phẫu thuật.
PHÒNG NGỪA HỘI CHỨNG CHÈN DÂY THẦN KINH
Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp phòng ngừa chèn dây thần kinh như:
- Duy trì thực hiện các tư thế tốt, không bắt chéo chân khi ngồi hoặc không nằm ở bất cứ vị trí nào trong một thời gian dài.
- Thường xuyên luyện tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp và giúp gân, xương linh hoạt.
- Hạn chế các hoạt động lặp lại thường xuyên và dành thời gian để nghỉ ngơi.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm cân nếu thừa cân béo phì.
Một số trường hợp chèn ép dây thần kinh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác người bệnh cần điều trị y tế để khỏi bệnh hoàn toàn và không gây ra các biến chứng lâu dài.