Danh mục
Trang chủ / Tin tức sức khỏe / Tìm hiểu chứng đau dây thần kinh chân và cách khắc phục

Tìm hiểu chứng đau dây thần kinh chân và cách khắc phục

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đau dây thần kinh chân là một trong những triệu chứng điển hình do các rễ thần kinh bị chèn ép. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường

Đau dây thần kinh tọa ở chân là tình trạng đau nhức xuất phát từ vùng thắt lưng

Đau dây thần kinh tọa ở chân là tình trạng đau nhức xuất phát từ vùng thắt lưng

NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT ĐAU DÂY THÂN KINH CHÂN

Hiện tượng chèn ép dây thần kinh thường khu trú ở một số vị trí nhất định (cổ chân, mắt cá nhân, khớp gối,…). Tuy nhiên nếu nhận thấy cơn đau chạy dọc từ thắt lưng đến đùi, bắp chân và bàn chân, tình trạng chèn ép có thể bắt nguồn từ dây thần kinh tọa (dây thần kinh hông to).

Dấu hiệu nhận biết đau dây thần kinh chân:

  • Xuất hiện cơn đau ở vị trí dây thần kinh bị chèn ép. Nếu hiện tượng chèn ép xảy ra ở dây thần kinh tọa, cơn đau có thể lan tỏa từ vùng thắt lưng ra toàn bộ chi dưới.
  • Chân tê cứng, mỏi, yếu và ngứa râm ran.
  • Khó khăn khi di chuyển khớp và đi lại.
  • Một số trường hợp có thể bị tê bì và ngứa ran ở các đầu ngón chân.
  • Mất cảm giác chi dưới.
  • Thay đổi dáng đi (thường có xu hướng đi khập khiễng, bên cao bên thấp).

Mức độ của các triệu chứng này thường có xu hướng nghiêm trọng hơn khi ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài.

NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY ĐAU DÂY THẦN KINH CHÂN?

Dưới đây là những tác nhân gây ra các cơn đau dây thần kinh tọa ở chân điển hình mà người bệnh cần lưu ý:

  • Tuổi tác: Tuổi cao là một nguyên nhân khiến cho tình trạng bệnh lý này xảy ra. Khi lớn tuổi, các khớp xương, dây chằng, đĩa đệm của cơ thể dần trở nên yếu kém, dễ bị tổn thương từ đó gia tăng tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
  • Chấn thương: Người bệnh thường xuyên gặp phải chấn thương, tai nạn khi chơi thể thao, làm việc, xe cộ hay đánh nhau đều có thể gây tác động lên dây thần kinh tọa gây đau nhức.
  • Bệnh lý xương khớp: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm cột sống, trượt cột sống đều là những nguyên nhân bệnh lý hàng đầu gây ra tình trạng căn bệnh này.

Cách chữa bệnh hiệu quả nhất chính là tìm hiểu rõ căn nguyên hình thành nên bệnh để từ đó khắc phục cũng như đưa ra kế hoạch điều trị tận gốc.

Áp dụng những biện pháp để khắc phục đau dây thần kinh chân

Áp dụng những biện pháp để khắc phục đau dây thần kinh chân

KHẮC PHỤC ĐAU DÂY THẦN KINH Ở CHÂN NHƯ THẾ NÀO?

Các triệu chứng của bệnh không chỉ gây mệt mỏi và khó chịu mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, chất lượng giấc ngủ và đời sống sinh hoạt.

Vì vậy để giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của bệnh, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục sau:

Sử dụng nẹp

Bạn có thể sử dụng nẹp chân để cố định khớp và giảm áp lực lên dây thần kinh. Biện pháp này có thể giữ cho dây thần kinh ở trạng thái cân bằng và làm giảm áp lực lên cơ quan này. Tuy nhiên sử dụng nẹp chỉ thích hợp với những trường hợp đau dây thần kinh khu trú ở vùng cổ chân và bàn chân.

Trong thời gian nẹp khớp, bạn nên nghỉ ngơi tại nhà và hạn chế vận động. Sau khoảng 2 – 3 ngày nghỉ ngơi, dây thần kinh sẽ hồi phục trở lại và không còn gây đau nhức khi hoạt động.

Chườm nóng và chườm lạnh

Sử dụng nhiệt để giảm đau là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến. Ngoài tác dụng cải thiện cơn đau, biện pháp chườm lạnh/ nóng còn giúp giảm viêm và kích thích tuần hoàn máu.

Nên sử dụng túi chườm lạnh đặt lên vùng dây thần kinh bị chèn ép trong 15 – 20 phút để giảm đau và viêm sưng. Sau đó nên chườm ấm trong khoảng 5 phút để kích thích tuần hoàn máu và ổn định lại ổ khớp.

Massage giảm đau

Massage là biện pháp giảm đau dựa trên nguyên tắc thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm chèn ép và phục hồi chức năng của dây thần kinh. Vì vậy bạn có thể massage vùng chân với dầu nóng để cải thiện cơn đau nhức, tê bì và ngứa ran.

Nếu cơn đau có mức độ nặng nề, bạn nên kết hợp xoa bóp với bấm huyệt để giải phóng huyết ứ và cải thiện tình trạng chèn ép dây thần kinh ở chân.

Sử dụng thuốc giảm đau

Theo Bác sĩ, Giảng viên Trung cấp Dược cho biết: Trong trường hợp cơn đau không thuyên giảm hoàn toàn khi áp dụng các biện pháp nói trên, bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen,…

Khi sử dụng thuốc giảm đau, nên tuân thủ theo liều lượng được dược sĩ chỉ định để tránh tình trạng dùng quá liều. Ngoài ra, bạn chỉ nên dùng thuốc trong thời gian không quá 7 ngày. Sử dụng thuốc giảm đau kéo dài có thể gây tác hại lên tim mạch, gan, thận và cơ quan tiêu hóa.

Tìm gặp bác sĩ

Nếu nhận thấy triệu chứng nghiêm trọng dần theo thời gian hoặc không có đáp ứng khi điều trị tại nhà, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp.

Bác sĩ sẽ thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán như xét nghiệm hình ảnh (MRI, X-Quang, siêu âm), xét nghiệm điện cơ và chất dẫn truyền thần kinh để xác định nguyên nhân và mức độ chèn ép dây thần kinh trước khi chỉ định phương pháp điều trị.

Đau dây thần kinh ở chân có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên trong trường hợp cơn đau kéo dài và nghiêm trọng dần theo thời gian, cần chủ động tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm

Những điều bạn cần biết trước khi thực hiện kỹ thuật chụp nhũ ảnh

Chụp X-quang tuyến vú, hay chính là chụp nhũ ảnh, là phương pháp đơn giản ...