Danh mục
Trang chủ / Thiết bị Hình Ảnh Y học / Vai trò của những thiết bị hình ảnh quan trọng như thế nào?

Vai trò của những thiết bị hình ảnh quan trọng như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Ngày nay, dựa vào sự phát triển của khoa học công nghệ những thiết bị hình ảnh hiện đại đã ra đời giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh dễ dàng chính xác hơn.

Vai trò của kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh

Trong giai đoạn chẩn đoán cận lâm sàng, thì việc chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe người bệnh dựa trên những hình ảnh thu được từ các thiết bị hình ảnh là rất cần thiết, giúp y bác sĩ đưa ra được những phương pháp điều trị phù hợp, mang lại kết quả tối ưu cho người bệnh.

Chẩn đoán hình ảnh là một bước đột phá trong nền y học, góp phần quan trọng nâng cao tính chính xác, kịp thời và hiệu quả cao trong chẩn đoán bệnh. Vì vậy, hầu hết các bệnh viện, phòng khám đều có phòng chẩn đoán hình ảnh với những thiết bị hình ảnh hiện đại hỗ trợ, cho thấy được vị thế của ngành Kỹ thuật hình ảnh đang dần được khẳng định trong lĩnh vực y tế. 

Vai trò của những thiết bị hình ảnh thông dụng hiện nay

Máy chụp X quang: Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn X – quang là phương pháp thăm dò không chảy máu hữu ích, góp phần chẩn đoán các thay đổi về hình thái của các bệnh về xương khớp, tim mạch… Đây được cho là loại “vũ khí” thô sơ và lâu đời nhất mà kỹ thuật viên hình ảnh được trang bị, mặc dù các thiết bị chẩn đoán hình ảnh y học sau này có nhiều điểm nổi bậc, tuy nhiên X quang vẫn còn rất nhiều giá trị trong chẩn đoán phát hiện bệnh.

Máy Siêu âm: Máy siêu âm là một thiết bị hình ảnh tuy đã xuất hiện khá lâu nhưng vẫn có tính linh động rất cao. Siêu âm thể hiện rất tốt trong khảo sát các bệnh lí về ổ bụng, vùng chậu. Nhiều trường hợp siêu âm còn có ưu thế hơn cả CT trong chẩn đoán các bệnh lí về tử cung, phần phụ. Siêu âm còn ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán theo dõi thai kì, các bệnh lí tim mạch, tuyến vú, tuyến giáp. Ngày nay khoa học công nghệ đã cho ra đời những máy siêu âm 3D, 4D hiện đại hơn với chất lượng hình ảnh tốt hơn.

Thiết bị chụp cắt lớp CT: Được cho là một thiết bị hình ảnh y học hiện đại được nâng cấp từ máy chụp X quang. CT giúp cho việc chẩn đoán hình ảnh có rất nhiều thông tin giá trị trong các bệnh nhập viện vì cấp cứu như chấn thương, đau bụng cấp… CT còn được xem như là ưu thế nhất để khảo sát bệnh lí thuộc lồng ngực, đặc biệt là các tổn thương trong phổi vì các kĩ thuật khác như siêu âm và MRI bị hạn chế khi gặp môi trường khí.

Thiết bị chụp cộng hưởng từ MRI: đây là một kĩ thuật đánh dấu sự phát triển nhảy vọt không kém gì CT, Sự khác nhau cơ bản giữa chụp cộng hưởng từ và chụp X- quang là năng lượng dùng trong chụp X quang là năng lượng phóng xạ tia X còn trong chụp cộng hưởng từ là năng lượng vô tuyến điện.. Máy MRI có ưu thế trong các bệnh lí thuộc vùng chậu, hệ cơ xương khớp, hệ thần kinh trung ương và gan mật.

Máy DSA – Chụp mạch máu số hóa xóa nền: là loại “vũ khí” lợi hại nhất của kỹ thuật hình ảnh y học vì đây là kĩ thuật cung cấp hình ảnh rõ nét, chân thật nhất, kĩ thuật này ngoài chuyện chẩn đoán còn can thiệp điều trị. Giảng viên ngành kỹ thuật hình ảnh y học chia sẻ, ưu điểm vượt trội của máy DSA là phương pháp chẩn đoán hình ảnh kết hợp giữa việc chụp X-quang và xử lý số sử dụng thuật toán để xóa nền trên 2 ảnh thu nhận được trước và sau khi tiêm chất cản quang vào cơ thể người bệnh, nhằm mục đích nghiên cứu mạch máu trong cơ thể. Nó giúp chuẩn đoán sớm được các bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến bệnh lý mạch máu, đặc biệt là bệnh lý mạch vành.

Có thể bạn quan tâm

Quy trình chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên

Chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến và hiện đại, đặc biệt hữu ích trong việc chẩn đoán và phát hiện các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh ngoại biên.