Danh mục
Trang chủ / Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kỹ thuật hình ảnh / Vai trò của kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán hình ảnh Y học

Vai trò của kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán hình ảnh Y học

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Siêu âm là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đơn giản chính xác, không gây tổn hại cho bệnh nhân đã được ứng dụng rộng rãi từ những năm 1960.

Vai trò quan trọng của kỹ thuật xét nghiệm

Vai trò quan trọng của kỹ thuật xét nghiệm

Vai trò của kỹ thuật siêu âm

Siêu âm là kỹ thuật hình ảnh sử dụng chùm sóng âm thanh có tần số rất cao mà tai người không nghe thấy được gọi là sóng siêu âm. Sóng siêu âm được chiếu xuyên qua cơ thể và chụp lại những hình ảnh cơ quan nội tạng bên trong, sau đó thu nhận tại đầu dò và chuyển tín hiệu đến bộ phận xử lý. Cách thức này sẽ cho thấy được những hình ảnh chi tiết của các bộ phận được chụp.

Kỹ thuật siêu âm được dùng để kiểm tra các bộ phận như: tim, gan, túi mật, lách, tuỵ, thận, bàng quang, mặt, tuyến giáp, mạch máu, tai, tử cung, buồng trứng, thai nhi,… có thể giúp phát hiện các khối u, những thay đổi ở các cơ quan nội tạng và theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Ưu nhược điểm của kỹ thuật siêu âm

Ưu điểm:

  • Hầu hết các kỹ thuật siêu âm đều không gây đau đớn, tổn hại sức khỏe cho bệnh nhân
  • Siêu âm được ứng dụng rộng rãi, dễ dàng và ít tốn kém hơn những thiết bị hình ảnh khác.
  • Siêu âm không dùng tia xạ ion hóa.
  • Siêu âm có thể cho thấy hình ảnh rõ ràng của các mô mềm vốn thể hiện không tốt trên hình X – quang.
  • Siêu âm không gây ra những vấn đề nào về sức khỏe và có thể thực hiện lập đi lập lại ở mức độ cần thiết.
  • Siêu âm là phương pháp khảo sát hình ảnh ưa thích để chẩn đoán và theo dõi ở những phụ nữ mang thai và thai nhi.
  • Siêu âm cung cấp hình ảnh theo thời gian thực nên trở thành một công cụ tốt để hướng dẫn cho các thủ thuật xâm lấn tối thiểu chẳng hạn như tiêm cortisone, sinh thiết bằng kim, dùng kim hút các dịch trong khớp hoặc ở những nơi khác trên cơ thể.

Nhược điểm:

  • Siêu âm gặp khó khăn đối với những xương có lỗ (chẳng hạn như rất khó siêu âm đối với não người lớn).
  • Siêu âm sẽ cho hình ảnh rất xấu nếu như có khí giữa transducer và cơ quan được khảo sát do có sự khác biệt rất lớn về độ kháng âm. Chẳng hạn như nếu có khí nằm trong đường tiêu hóa sẽ làm cho việc siêu âm tụy sẽ trở nên khó khăn và siêu âm phổi là việc không thể thực hiện được.
  • Ngay cả khi không có sự hiện diện của xương và khí thì độ xuyên thấu của sóng siêu âm cũng có giới hạn dẫn đến việc muốn siêu âm những cấu trúc sâu bên trong cơ thể sẽ trở nên khó khăn, đặc biệt là ở những người bị béo phì.
  • Phụ thuộc rất nhiều vào người đứng máy. Do đó nếu như người đứng máy có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm thì mới có thể cho được hình ảnh có chất lượng tốt và chẩn đoán chính xác.
  • Không có scout image như CT và MRI. Do đó một khi hình ảnh đã được nghi nhận thì không có cách nào biết được chính xác là phần nào của cơ thể đang được khảo sát..

Sự phát triển của công nghệ siêu âm

Sự phát triển của công nghệ siêu âm

Sự phát triển của công nghệ siêu âm

Kỹ thuật siêu âm ngày càng hoàn thiện và phát triển bên cạnh việc phát triển của công nghệ siêu âm, thông thường đối với các bệnh nhân thường chỉ biết đến với các loại siêu âm 2D, 3D, 4D…nhưng trong kỹ thuật siêu âm còn nhiều kỹ thuật siêu âm khác nhau như:

  • Siêu âm kiểu A (Amplitude): Ghi lại sóng phản hồi bằng những xung nhọn, mà vị trí tương ứng với chiều sâu và biên đô tỷ lệ thuận với cường độ của âm vang (echo). giúp kiểm tra độ chính xác của máy siêu âm.
  • Siêu âm kiểu B hay 2 chiều (2D): Đây là phương pháp siêu âm cắt lớp (Echotomography). Hình thu được từ các âm vang này sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ và chuyển thành tín hiệu trên màn truyền bằng các chấm trắng đen, xám. Siêu âm kiểu B này được ứng dụng trong các loại máy siêu âm xách tay đen trắng hay siêu âm phủ màu xách tay.
  • Siêu âm kiểu Động (Dynamic): Là một kiểu hai chiều với tốc độ quét nhanh, tạo nên hình ảnh theo thời gian thực (real time). Kiểu Động so với kiểu B tựa như điện ảnh so với chụp ảnh.
  • Siêu âm kiểu Doppler (Động): Dùng hiệu ứng Doppler của siêu âm để đo tốc độ tuần hoàn, xác định hướng của dòng máu và đánh giá lưu lượng máu. Có 3 loại Doppler: Doppler liên tục, Doppler xung, Doppler màu, người ta thường phối hợp hệ thống Doppler với siêu âm cắt lớp theo thời gian thật gọi là siêu âm DUPLEX. Kiểu siêu âm này thường có trong các loại máy siêu âm màu Doppler hay các dòng máy siêu âm Doppler màu 3D, 4D
  • Siêu âm kiểu 3D. Trong những năm gần đây siêu âm 3D đã được ứng dụng rất rộng rãi, chủ yếu ở lĩnh vực sản khoa. Siêu âm 3D cho hình ảnh màu, cho hình ảnh với kích cỡ lớn hơn, rõ hơn, tuy nhiên theo các chuyên gia, siêu âm 3D thực sự không tốt như siêu âm 2D do không phát hiện các dị tật và đưa ra tuổi thai chuẩn xác như 2D.

Nguồn: chandoanhinhanh.info

Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật chụp CT răng trong nha khoa là gì?

  Chụp phim CT Cone Beam là phương pháp quan trọng để đạt được kết ...