Danh mục
Trang chủ / Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kỹ thuật hình ảnh / Thực hiện kỹ thuật siêu âm mắt cần lưu ý những gì?

Thực hiện kỹ thuật siêu âm mắt cần lưu ý những gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Siêu âm mắt, một trong những cách thức phát hiện các căn bệnh về mắt cũng như xác định những tổn thương mà mắt đang gặp phải một cách chính xác nhất. Vậy khi siêu âm mắt cần lưu ý những gì?

Siêu âm mắt là gì? 

Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh siêu âm là một phương pháp thăm khám  sử dụng sóng âm thanh và tần số cao từ các thiết bị chuyên dụng để tạo ra hình ảnh chi tiết về mắt và cấu tạo hốc mắt. So với khám mắt bên ngoài định kỳ thì kỹ thuật này cho bác sĩ cái nhìn chi tiết và tổng quan hơn về cấu trúc bên trong của mắt.

Một số vấn đề bác sỹ có thể xác định khi tiến hành siêu âm mắt bao gồm:

+ Vẩn đục dịch kính

+ Bong võng mạc

+ Khối u hoặc ung thư liên quan đến mắt

+ Chấn thương đụng dập

+ Đo chiều dài trục nhãn cầu

Ngoài ra, bác sỹ cũng có thể dùng kết quả của siêu âm mắt để đo lường độ dày và mức độ của khối u/Ung thư và xác định liệu pháp điều trị.

Những lưu ý trước khi siêu âm mắt

Giảng viên ngành kỹ thuật hình ảnh y học – Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, khi siêu âm mắt không như những loại siêu âm khác, không yêu cầu sự chuẩn bị đặc biệt nào. Kỹ thuật viên tiến hành siêu âm cho bạn thường không gây đau đớn. Nên sử dụng thuốc nhỏ mắt để làm sạch, mát và thư giãn cho mắt để giảm bớt khó chịu trong quá trình siêu âm.

Nên có người thân hoặc bạn bè cùng bạn khi đến siêu âm hoặc khoảng 30 phút sau khi kết thúc bạn mới lái xe vì tầm nhìn của bạn có thể bị mờ tạm thời trong quá trình kiểm tra (nguyên nhân không phải do đồng tử giãn ra nhé, chỉ là ảnh hưởng của quá trình siêu âm).

Các nhãn khoa đặc biệt lưu ý bạn không nên dụi mắt cho đến khi thuốc tê hết tác dụng hẳn để bảo vệ giác mạc bị trầy xước.

Quy trình chuẩn siêu âm mắt

Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, quá trình siêu âm mắt sẽ trải qua 2 phần là A-scan và B-scan diễn ra trong vòng 20 – 30 phút. Đầu tiên là A-scan để đo kích thước mắt, sau đó là B-scan cho phép bác sĩ nhìn thấy rõ không gian phía trong mắt.

A-scan: A-scan đóng vai trò quan trọng, bước này giúp đo kích thước của mắt từ đó cấy ghép thấu kính chính xác cho phẫu thuật đục thủy tinh thể. Khi thực hiện quy trình này, bạn sẽ ngồi thẳng trên ghế, đặt cằm lên thiết bị đo chuyên dụng và nhìn thẳng về phía trước. Lúc đó, một đầu dò có chất bôi trơn được đặt lên phần trước của mắt khi quét. Lưu ý, đối với bệnh nhân không thể ngồi vẫn có thể thực hiện A-scan. Bác sĩ sẽ đặt một cốc chứa đầy chất lỏng vào bề mặt của mắt khi quét.

B-scan: Nếu bạn gặp một số bệnh lý về mắt làm cho bác sĩ khó nhìn thấy mặt sau của mắt hay bị đục thủy tinh thể thì cần B-scan ngay. Bước này giúp nhìn thấy không gian phía sau mắt, giúp chẩn đoán khối u, bong võng mạc và các tình trạng bệnh khác.  Khi thực hiện B-scan, bạn sẽ được yêu cầu nhắm mắt lại để bác sĩ bôi gel lên mí mắt. Sau đó, thực hiện di chuyển nhãn cầu theo nhiều hướng khác nhau theo hướng dẫn. Đầu dò sẽ được đặt vào mí mắt để quét. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không mang lại đau đớn và được thực hiện rất nhanh chóng. Đặc biệt không có tác dụng phụ hay bất cứ rủi ro nào được ghi nhận.

Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật chụp CT răng trong nha khoa là gì?

  Chụp phim CT Cone Beam là phương pháp quan trọng để đạt được kết ...