Danh mục
Trang chủ / Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kỹ thuật hình ảnh / Siêu âm tim có tác dụng gì? Thực hiện như thế nào?

Siêu âm tim có tác dụng gì? Thực hiện như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán quan trọng để kiểm tra, phát hiện các bất thường về cấu trúc, chức năng hay bệnh lý ở tim. Tùy từng trường hợp và bệnh lý nghi ngờ mà bác sĩ có thể chỉ định các dạng siêu âm tim khác nhau như: siêu âm tim qua thực quản, siêu âm tim qua thành ngực, siêu âm Doppler, siêu âm tim gắng sức, siêu âm tim ba chiều,… Vậy siêu âm tim phát hiện bệnh gì và khi nào nên siêu âm?

Siêu âm tim có tác dụng gì thực hiện như thế nào
Siêu âm tim có tác dụng g ìthực hiện như thế nào

Theo Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn các thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe và hoạt động của tim mà kỹ thuật siêu âm có thể tiết lộ bao gồm:

  • Kích thước, hình dạng của tim trong một chu kỳ hoạt động.
  • Cách tim hoạt động co bóp để đẩy máu đi nuôi cơ thể cũng như nhận máu trở về từ các cơ quan để bổ sung oxy và dinh dưỡng.
  • Sức bơm của cơ tim.
  • Kích thước và chuyển động bơm máu của các thành tim.
  • Hoạt động của các van tim, kiểm tra van tim có bị hở hay hẹp không.
  • Có khối u, viêm nhiễm, dịch viêm tích tụ xung quanh van tim, mạch máu hay cơ tim hay không.

Siêu âm tim giúp bác sĩ quan sát cấu trúc và hoạt động của tim

Bất thường bộ phận nào của tim phát hiện được bằng siêu âm?

Thông tin siêu âm tim hiển thị giúp phát hiện các vấn đề tim mạch như:

  • Vấn đề về van tim.
  • Cục máu đông trong buồng tim.
  • Vấn đề về cơ tim, các lớp màng trong và ngoài tim.
  • Vấn đề về mạch máu lớn vào và ra khỏi tim.
  • Các lỗ bất thường xuất hiện giữa các buồng tim.

Vậy cụ thể siêu âm tim phát hiện bệnh gì?

Có thể thấy, siêu âm giúp bác sĩ và y học tiếp cận nhiều thông tin quan trọng về cấu trúc, hoạt động của các bộ phận nhỏ của tim.

Với những thông tin về hoạt động của các cơ quan của tim mà siêu âm cung cấp này, các vấn đề tim mạch liên quan sau sẽ được phát hiện:

Nhịp tim được gọi là bất thường khi nằm ngoài khoảng 60 – 100 nhịp tim mỗi phút.

Kích thước trái tim

Kích thước trái tim sẽ to lên bất thường khi van tim bị tổn thương, suy van tim, huyết áp cao hoặc bệnh lý mạch máu khác khiến tim phải hoạt động quá mức, buồng tim bị giãn rộng hoặc thành tim dày bất thường. Trong trường hợp siêu âm thấy kích thước trái tim bất thường, cần kiểm tra kỹ hơn tìm ra nguyên nhân để khắc phục.

Kích thước tim bất thường có thể do bệnh lý van tim

Sức bơm của tim

Siêu âm tim cũng đưa ra thông số cho thấy sức bơm của tim, cụ thể là phần trăm máu được tâm thất bơm đầy ra cùng thể tích máu tim bơm được trong 1 phút. Sức bơm của tim yếu khiến tuần hoàn máu bị ảnh hưởng, nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan xa dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng và oxy. Chính bản thân trái tim cũng bị ảnh hưởng khi sức bơm không đáp ứng khiến tim hoạt động nhiều hơn, dễ dẫn đến suy tim.

Cục máu đông trong các buồng tim

Những cục máu đông này có thể di chuyển theo dòng máu, đến khu vực mạch máu hẹp có thể gây tắc nghẽn.

Tổn thương cơ tim

Hoạt động bơm máu của tim diễn ra bình thường cần sự phối hợp hoạt động của rất nhiều bộ phận khác nhau. thoáng qua hoặc thiếu hụt oxy có thể khiến các khu vực của thành tim di chuyển yếu, chức năng tim suy giảm.

trường cao đẳng dược sài gòn đào tạo siêu âm
trường cao đẳng dược sài gòn đào tạo siêu âm

Vấn đề van tim

Siêu âm tim cho thấy hình ảnh, kích thước van tim cũng như hoạt động của van tim trong các chu kỳ bơm – đẩy máu. Điều này giúp bác sĩ kiểm tra van có đóng hoàn toàn không, có xuất hiện rò rỉ máu và tình trạng rò rỉ máu qua van tim nếu có như thế nào

Dị tật tim

Đôi khi những dị tật bẩm sinh ở tim biểu hiện khá muộn, gây ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của trái tim. Siêu âm giúp phát hiện sớm dị tật xuất hiện muộn để kịp thời ngăn chặn.

Khi nào bạn nên đi siêu âm tim?

Theo chia sẽ trường cao đẳng dược sài gòn trong thăm khám, nếu bệnh nhân có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý hoặc tổn thương tim mạch, siêu âm tim thường được chỉ định đầu tiên để khẳng định nghi ngờ. Vậy bạn cần nắm rõ để nhận biết sớm dấu hiệu liên quan đến sức khỏe tim mạch sau để đi khám và thực hiện siêu âm tim khi cần thiết:

  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt đi kèm với đau thắt vùng ngực xuất hiện theo đợt, có thể gần hoặc cách nhau rất xa.
  • Khó thở thường xuyên, rối loạn nhịp tim, tim đập lúc nhanh lúc chậm.
  • Tổn thương tim gây đau tim, nôn ói, đau ngực, hụt hơi đột ngột.
  • Khó khăn khi hoạt động gắng sức, bê vác vật nặng khiến người bệnh có cảm giác nghẹn lại khó thở, tim đập nhanh bất thường.
  • Tối mắt đi kèm với triệu chứng nôn ói, đây có thể là dấu hiệu tổn thương tim cấp tính gây suy giảm tuần hoàn máu.

Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật chụp CT răng trong nha khoa là gì?

  Chụp phim CT Cone Beam là phương pháp quan trọng để đạt được kết ...