Danh mục
Trang chủ / Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kỹ thuật hình ảnh / Những điều bệnh nhân cần lưu ý khi thực hiện chụp MRI vùng chậu

Những điều bệnh nhân cần lưu ý khi thực hiện chụp MRI vùng chậu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đối với nhiều bệnh nhân mắc các vấn đề về vùng chậu, việc chụp MRI là rất cần thiết để đặt chẩn đoán các bệnh lý có thể xảy ra. Nhưng bạn cần lưu ý điều gì khi chụp MRI vùng chậu?

Khái quát về chụp MRI vùng chậu

Chụp MRI vùng chậu là một phương pháp sử dụng cả trường từ và sóng radio để tạo hình ảnh bên trong khung chậu mà không cần phải can thiệp vào cơ thể. Kỹ thuật này cho phép các bác sĩ xem chi tiết hình ảnh về xương, mạch máu, cơ quan sinh sản, đại tràng,… từ đó hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý tiềm ẩn tại vùng chậu hoặc sự lây lan của ung thư một cách chính xác nhất.

Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y dược Sài Gòn một ưu điểm lớn của chụp MRI vùng chậu là phương pháp này không sử dụng tia X hay tia bức xạ, làm cho nó trở thành lựa chọn an toàn cho nhiều đối tượng, bao gồm cả trẻ em và phụ nữ mang thai.

Khi nào cần chụp MRI vùng chậu?

Chụp MRI vùng chậu thường được chỉ định cho cả nam và nữ khi có những dấu hiệu hoặc triệu chứng liên quan đến vùng chậu. Các tình huống bao gồm:

Đối với nữ:

  • Chảy máu âm đạo không bình thường hoặc khô âm đạo.
  • Đau ở vùng hông hoặc bụng dưới không rõ nguyên nhân.
  • Phát hiện khối u hoặc u xơ trong xương chậu.
  • Các triệu chứng về vùng sinh dục không bình thường.

Đối với nam:

  • Phát hiện u trong bìu hoặc xung quanh bìu.
  • Tinh hoàn không đặt ở vị trí bình thường.
  • Sưng đau ở vùng bìu hoặc tinh hoàn.

Đối với cả hai giới:

  • Vấn đề về tiểu tiện hoặc đại tiện.
  • Dấu hiệu của các bệnh lý vùng chậu.
  • Kết quả không bình thường từ các xét nghiệm khác.

Nguy cơ khi chụp MRI vùng chậu

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng chia sẻ khi thực hiện chụp MRI vùng chậu, một số nguy cơ nhất định vẫn có thể xảy ra. Do máy MRI chạy bằng nguyên tắc từ trường, nó có thể tác động đến các mảnh kim loại trong cơ thể, gây di chuyển hoặc thay đổi vị trí của chúng. Do đó, nếu bạn có các tình huống sau đây, bạn cần thông báo cho bác sĩ trước khi tiến hành chụp MRI:

  • Trong cơ thể có các mảnh kim loại như viên đạn.
  • Đã được thay các bộ phận nhân tạo như khớp nhân tạo, van tim nhân tạo.
  • Trong cơ thể có các đồ vật kim loại như ốc vít, clip từ phẫu thuật.

Ngoài ra, khi chụp MRI, bạn sẽ phải nằm yên trong máy trong khoảng thời gian nhất định và tuân thủ hướng dẫn từ xa của kỹ thuật viên. Nếu bạn có lo âu khi ở một mình trong không gian hẹp, hãy thông báo cho bác sĩ để họ có thể đưa ra giải pháp như sử dụng thuốc chống lo âu.

Quy trình chụp MRI vùng chậu

Trước khi thực hiện chụp chẩn đoán hình ảnh MRI vùng chậu, bạn cần tuân thủ một số quy định nhất định:

  • Thông báo cho bác sĩ về các mảnh kim loại hoặc bộ phận nhân tạo trong cơ thể.
  • Loại bỏ tất cả vật dụng kim loại trước khi vào phòng chụp.
  • Có thể yêu cầu nín thở trong một khoảng thời gian nhất định trong quá trình chụp.

Khi vào phòng chụp, bạn sẽ nằm trên một chiếc bàn trượt di chuyển vào máy MRI. Kỹ thuật viên có thể đặt dây xung quanh vùng xương chậu để tạo hình ảnh chất lượng tốt hơn. Trong một số trường hợp, cần đặt dây bên trong trực tràng để kiểm tra vùng này kỹ càng. Trong suốt quá trình chụp, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ giám sát từ xa và liên lạc với bạn qua micro. Máy MRI tạo ra âm thanh lớn, bạn có thể được cung cấp nút tai hoặc tai nghe để giảm tiếng ồn và tạo cảm giác thoải mái hơn. Thời gian chụp thường kéo dài từ 20-40 phút. Trong quá trình chụp, bạn có thể cần nín thở theo hướng dẫn của kỹ thuật viên. Sau khi hoàn thành chụp MRI, bạn có thể ra khỏi phòng chờ kết quả. Thông thường, bạn có thể tiếp tục hoạt động bình thường mà không cần giới hạn gì, trừ khi bác sĩ có chỉ định khác.

Chụp MRI vùng chậu là một phương pháp quan trọng giúp chẩn đoán các vấn đề liên quan đến khu vực này. Bằng cách hiểu rõ quy trình, lưu ý và các nguy cơ có thể xảy ra, bạn có thể tự tin hơn khi đối mặt với việc thực hiện chụp MRI vùng chậu. Đừng ngần ngại thảo luận và hỏi ý kiến từ bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quá trình này.

Có thể bạn quan tâm

Quy trình chụp X-Quang tư thế Schuller và Chaussé III

Các kỹ thuật chụp X-quang tư thế như Schuller và Chaussé III được sử dụng ...