Viêm đài bể thận là một trong những bệnh thường gặp. Bệnh này gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Vậy nguyên nhân gây viêm đài bể thận là do đâu?
- Bệnh nhân bị phong thấp do những nguyên nhân nào gây nên?
- Sau khi bị đột quỵ cần có chế độ ăn uống như thế nào?
- Chế độ ăn của những bệnh nhân đau thần kinh liên sườn là gì?
Giãn đài bể thận là tình trạng giãn nở do thận ứ nước
Tìm hiểu bệnh viêm đài bể thận là gì?
Viêm đài bể thận hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính các đài thận, bể thận, niệu quản và nhu mô thận. Có hai loại viêm đài bể thận đó là viêm đài bể thận cấp và viêm đài bể thận mạn.
Viêm đài bể thận là một loại nhiễm trùng ít gặp hơn so với các loại nhiễm trùng tiết niệu khác. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rất có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tình trạng nhiễm trùng kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần sẽ dẫn đến sẹo trong thận và gây suy thận.
Trong giai đoạn đầu của bệnh này người bệnh sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào. Khi bệnh tiến triển người bệnh sẽ bị sốt và đau lưng. Ngoài ra người bệnh còn có thể mắc một số triệu chứng khác như ớn lạnh, buồn nôn, đi tiểu nhiều lần, đi tiểu đau, đau hông lưng, tiểu gấp và nôn mửa. Có người bệnh còn bị đau bụng dữ dội. Khi gặp một số dấu hiệu trên hãy đế ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Viêm đài bể thận thường là do những vi khuẩn gram âm gây nên
Viêm đài bể thận do nguyên nhân nào gây nên?
Theo các Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng kỹ thuật hình ảnh Y học cho biết: Nguyên nhân viêm đại bể thận thường do những vi khuẩn gram âm. Trong đó vi khuẩn thường gặp nhất là E. Coli, ngoài ra còn có một số loại vi khuẩn như Klebsiella, Proteus mirabilis, Enterobacter. Hiếm gặp có thể do các vi khuẩn gram âm như Enterococcus, Staphylococcus… gây nên.
Các vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể từ rất nhiều đường như:
-
Nhiễm khuẩn ngược dòng
Khi người bệnh bị nhiễm trùng bàng quang và niệu đạo thì vi khuẩn sẽ sinh sôi và đi ngược dòng lên gây viêm nhiễm đài bể thận. Nguyên nhân của việc vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh này là do vệ sinh không đảm bảo. Một nguyên nhân khác là do việc thăm khám như soi bàng quang, soi niệu đạo…ở nam giới trên 60 tuổi. Hoặc xuất hiện ở nam giới bị bệnh u xơ tiền liệt tuyến làm nước tiểu ứ đọng ở bàng quang tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
-
Nhiễm khuẩn theo đường máu
Các vi khuẩn đi theo đường máu vào thận sẽ ít hơn so với việc nhiễm khuẩn ngược dòng. Trường hợp này người bệnh đang có một ổ nhiễm khuẩn trên cơ thể và vi khuẩn sẽ theo đường máu gây nhiễm khuẩn ở thận. Người có đường niệu bị ứ tắc và tổn thương sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn qua đường máu cao hơn.
-
Nhiễm khuẩn theo đường bạch huyết
Đây là con đường nhiễm khuẩn ít gặp nhất. Khi đại tràng bị nhiễm khuẩn thì vi khuẩn có thể theo hệ thống bạch huyết để đi vào hệ tiết niệu rồi đi vào thận.
Ngoài ra có một số yếu tố cũng khiến nguy cơ bị viêm đài bể thận tăng cao như:
-
Tắc nghẽn đường niệu
Có một số nguyên nhân làm giảm khả năng làm trống bàng quang khi đi tiểu hoặc ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu đều có thể tăng khả năng nhiễm trùng ở thận. Đó có thể là do có cấu trúc bất thường trong hệ thống tiết niệu, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới….
-
Giới tính
Đường niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nam giới chính vì thế di chuyển dễ dàng đến bàng quang hơn và dễ gây nhiễm khuẩn ngược dòng lên thận.
-
Hệ thống miễn dịch suy yếu
Hệ thống miễn dịch suy yếu con người dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Thông thường hệ thống này suy yếu là do một số căn bệnh như tiểu đường, HIV hay khi người bệnh dùng một số loại thuốc ngăn ngừa phản ứng thải ghép nội tạng cũng có thể làm hệ miễn dịch yếu đi.
Trong một số trường hợp đặt ống thông tiểu thời gian dài cũng khiến người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Nguyên nhân viêm đài bể thận do vi khuẩn nhưng vi khuẩn có thể đi vào thận từ rất nhiều đường. Chính vì thế bạn cần phải hiểu chính xác nguyên nhân và hạn chế nhiều nhất nguyên nhân gây bệnh.