Danh mục
Trang chủ / Thiết bị Hình Ảnh Y học / Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh được sử dụng phổ biến

Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh được sử dụng phổ biến

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Mỗi loại phương tiện chẩn đoán hình ảnh có cấu tạo và chức năng khác nhau, bác sĩ sẽ sử dụng phụ thuộc vào triệu chứng của người bệnh và bộ phận nào cần kiểm tra.

Bài viết dưới đây bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ đến bạn đọc các phương tiện chẩn đoán hình ảnh phổ biến

Chụp X-quang

Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chụp X-quang diễn ra rất phổ biến nhất và được thực hiện tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện cơ sở để thực hiện kỹ thuật này. X-quang, đây là cũng một thuật ngữ rộng bao gồm nhiều loại chụp X-quang khác nhau. Người bệnh cần thực hiện kỹ thuật này vì nhiều lý do, bao gồm chẩn đoán nguyên nhân đau, xác định mức độ chấn thương, kiểm tra sự tiến triển của bệnh và đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.

Phần cơ thể cần chụp sẽ được đặt giữa máy chụp X-quang và tấm phim chụp ảnh hoặc cảm biến X-quang kỹ thuật số. Người bệnh cần giữ yên vị trí trong khi máy phát sóng điện từ (bức xạ) đi qua cơ thể, để lộ hình ảnh phản ánh cấu trúc bên trong cơ thể. Mức độ phơi nhiễm phóng xạ từ tia X không có hại, nhưng bác sĩ sẽ có biện pháp phòng ngừa đặc biệt nếu người bệnh đang mang thai.

Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ sử dụng thêm chất cản quang được tiêm vào khớp trong khi chụp X-quang, kỹ thuật này được gọi là chụp X-quang ổ khớp nhằm giúp bác sĩ nhìn thấy các cấu trúc mô mềm bên trong khớp hoặc giúp bác sĩ xác định vị trí đâm kim vào ổ khớp để rút dịch hoặc tiêm thuốc vào ổ khớp.

Chụp cắt lớp vi tính (Computed Tomography Scan – CT Scan)

Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) cho phép bác sĩ nhìn thấy các mặt cắt ngang của cơ thể. Các hình ảnh cắt ngang tạo ra hình ảnh chi tiết hơn so với tia X thông thường. Trên thực tế, chụp CT thường được yêu cầu khi có thứ gì đó khả nghi xuất hiện trên X-quang và bác sĩ cần tìm hiểu rõ hơn.

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết người bệnh sẽ nằm cố định trên bàn trượt và sẽ trượt vào bên trong máy chụp cắt lớp có hình dáng giống hình trụ. Quá trình này không gây đau đớn. Một ống tia X từ từ quay xung quanh người bệnh, chụp nhiều ảnh từ mọi hướng. Máy tính sẽ kết hợp các hình ảnh đã được chụp để tạo ra một cái nhìn hai chiều trên màn hình máy tính.

Người bệnh có thể cần chụp CT nếu gặp vấn đề với cấu trúc xương nhỏ hoặc bị chấn thương nặng ở não, tủy sống, ngực, bụng hoặc xương chậu. Đôi khi, người bệnh có thể được sử dụng thuốc cản quang để làm cho một số bộ phận của cơ thể hiển thị tốt hơn khi chụp. Ngoài ra, chụp CT tốn nhiều chi phí hơn và mất nhiều thời gian hơn so với chụp X-quang thông thường.

Chụp cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging – MRI)

Một lựa chọn khác để chụp các hình ảnh cắt ngang là MRI. Tương tự như chụp CT, MRI được sử dụng hiệu quả để chụp ảnh các mô mềm như nội tạng và gân. Không giống như chụp CT, chụp MRI không sử dụng bức xạ ion hóa, thay vào đó máy sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến. Do không sử dụng phóng xạ nên MRI thường được cho là an toàn hơn, nhưng chúng cũng mất nhiều thời gian hơn để thực hiện. Trong khi chụp CT có thể mất ít nhất năm phút thì MRI có thể mất tới nửa giờ hoặc lâu hơn tùy thuộc vào quy trình.

Người bệnh sẽ nằm in trên một chiếc bàn trượt và trượt vào máy quét MRI có hình ống. Máy MRI tạo ra từ trường xung quanh người bệnh và sau đó phát sóng vô tuyến đến khu vực của cơ thể cần được kiểm tra. Một máy tính được sử dụng để ghi lại chuyển động của các bộ phận khác nhau như gân, dây chằng, dây thần kinh, … và chuyển dữ liệu thành hình ảnh hai chiều. Người bệnh sẽ không cảm thấy đau khi thực hiện chụp MRI, nhưng máy có thể bị ồn.

MRI có thể được sử dụng để giúp chẩn đoán các bệnh lý dây chằng và sụn đầu gối bị rách, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương, u xương và các vấn đề khác. Thời gian thực hiện kỹ thuật này có thể mất từ 30 đến 60 phút.

Chụp nhũ ảnh (hay chụp x-quang tuyến vú)

Chụp nhũ ảnh (Mammogram) được thực hiện để sàng lọc và chẩn đoán ung thư vú. Chụp nhũ ảnh được sử dụng để phát hiện các dấu hiệu bất thường về tuyến vú hoặc kiểm tra khối u ác tính sau khi phát hiện nữ bệnh nhân đã có khối u hoặc cục dày lên ở vú.

Siêu âm

Siêu âm được sử dụng để chụp hình ảnh từ bên trong cơ thể bằng cách sử dụng sóng âm thanh tần số cao ở các mô mềm như nội tạng và mạch máu. Đối với các trường hợp cần hạn chế tiếp xúc với chất phóng xạ, thì siêu âm là lựa chọn tốt để kiểm tra, ví dụ phụ nữ mang thai.

Theo kỹ thuật viên Cao Đẳng Kỹ thuật Hình ảnh Y học chuẩn bị trước siêu âm sẽ phụ thuộc bộ phận nào cần siêu âm. Đối siêu âm ổ bụng, bệnh nhân phải nhịn ăn, nhưng được uống nước. Người bệnh sẽ nằm xuống bàn khám và bác sĩ sẽ bôi một loại gel đặc biệt lên da và sau đó, sử dụng đầu dò của máy siêu âm để phát sóng âm thanh tần số cao vào trong cơ thể khi đầu dò di chuyển trên da. Những sóng âm thanh này sẽ tạo ra hình ảnh về những gì đang xảy ra bên trong cơ thể và hiển thị trên màn hình điện tử.

Chụp Positron cắt lớp

Chụp Positron cắt lớp (positron emission tomography scan) hay chụp PET phát hiện bệnh lý trong cơ thể ở cấp độ tế bào. Kỹ thuật này sử dụng một loại chất cản quang đặc biệt có chứa chất phóng xạ đánh dấu. Tùy thuộc vào quy trình, có thể đưa vào cơ thể chất này bằng một trong ba cách: Tiêm vào tĩnh mạch, hít hoặc uống. Một số cơ quan và mô sau đó hấp thụ chất đánh dấu. Khi máy PET phát hiện ra các chất này, các công cụ theo dõi sẽ giúp bác sĩ thấy các cơ quan và mô hoạt động tốt như thế nào. Phải mất một khoảng thời gian nhất định để các chất phóng xạ đánh dấu di chuyển trong cơ thể, vì vậy người bệnh có thể phải chờ khoảng một giờ chờ đợi trước khi bắt đầu chụp. Khi đến giờ, người bệnh sẽ nằm xuống bàn và tự động đẩy vào máy chụp hình chữ O. Kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh khi nào nên bất động và khi nào nên nín thở.

Có thể bạn quan tâm

Quy trình thực hiện chụp cộng hưởng từ tuyến tiền liệt

Chụp cộng hưởng từ tuyến tiền liệt là một kỹ thuật y khoa tiên tiến ...