Việc thực hiện siêu âm khi mang thai là hết sức cần thiết, qua đó giúp mẹ biết được thai nhi có đang phát triển bình thường hay không.
- Tìm hiểu vai trò của kỹ thuật chụp X-quang tim phổi thẳng
- Chụp MRI tử cung hỗ trợ chẩn đoán những bệnh lý nào?
Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi thường dài khoảng 15-30 phút. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp khi mà thai khó đánh giá do có tư thế khó hoặc cử động quá nhiều, hoặc mẹ hơi thừa cân hay lớp mô thành bụng dày cản trở, làm sóng siêu âm đi qua khó hơn, thì bác sĩ siêu âm sẽ khó lấy được góc nhìn tốt để đánh giá thai.
Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thời điểm và số lần siêu âm cho mỗi người khác nhau, nhưng có 3 thời điểm siêu âm trong thai kỳ mà các chuyên gia khuyến cáo thật sự cần thiết:
- Từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày
- Từ 18 tuần đến 22 tuần
- Từ 30 tuần đến 32 tuần
Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi thời điểm 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày
Siêu âm sàng lọc bất thường nhiễm sắc thể
Đánh giá tuổi thai và dự kiến sinh theo chiều dài đầu mông (là thời điểm đánh giá theo siêu âm chính xác nhất)
Sàng lọc nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể
Chẩn đoán số lượng thai và số lượng bánh nhau, số lượng buồng ối nếu thai của bạn là đa thai.
Quan sát sớm các cấu trúc giải phẫu của thai như tay, chân, thành bụng, tim, hộp sọ, bánh rau… để phát hiện các bất thường lớn của thai
Đánh giá khoảng mở trong não (IT) theo tiêu chuẩn FMF để có thể phát hiện sớm dị tật ống thần kinh.
Sàng lọc nguy cơ tiền sản giật.
Siêu âm tầm soát dị tật thai 18 tuần đến 22 tuần – Siêu âm hình thái thai
Là khoảng thời gian tốt nhất trong thai kỳ để đánh giá các bất thường về cấu trúc của thai. Theo KTV Cao Đẳng Kỹ thuật hình ảnh Y học Sài Gòn, 18 tuần là thời điểm có thể bắt đầu đánh giá chi tiết cấu trúc thai và 22 tuần là thời điểm tốt nhất để đánh giá.
Quan sát hình thái và cấu trúc của hộp sọ và não bộ.
Quan sát gương mặt bé để xác định có bị sứt môi, hở hàm không.
Quan sát cột sống của bé, đảm bảo các xương đều đầy đủ, thẳng hàng và không có khe hở cột sống.
Quan sát thành bụng, đảm bảo thành bụng liên tục, che phủ tất cả các cơ quan bên trong.
Quan sát tim thai, đánh giá các động mạch và tĩnh mạch lớn đưa máu đến và đi của tim.
Quan sát dạ dày của bé.
Quan sát 2 thận và bàng quang của bé. Đảm bảo có đủ 2 thận, cấu trúc bình thường, hoạt động của hệ tiết niệu bình thường.
Quan sát cánh tay, bàn tay, chân, bàn chân của bé. Là thời điểm tốt nhất để đánh giá, đảm bảo bàn tay, bàn chân đủ ngón, chân tay hoạt động bình thường
Quan sát bánh rau, dây rốn và nước ối.
Đo chiều dài cổ tử cung để đánh giá nguy cơ đẻ non
Đánh giá tình trạng phát triển của bé, đo các chỉ số sinh học của bé,..để đánh giá xem bé phát triển có tương ứng với tuổi thai hay không, có bị nhỏ không và nếu nhỏ thì có những nguy cơ gì.
Trên siêu âm, tùy từng bệnh lý, có bệnh lý dễ phát hiện hơn, có bệnh lý tùy thuộc mức độ biểu hiện. Siêu âm tầm soát dị tật thai tuy có thể loại trừ phần lớn các dị tật: nhưng không thể loại trừ tất cả các bất thường của thai.
Siêu âm thai 30 tuần đến 32 tuần – Siêu âm đánh giá tăng trưởng của thai
Giống như thời điểm 22 tuần, bác sĩ sẽ đo các chỉ số sinh học của thai để đánh giá thai nhi có đang phát triển bình thường, thai nhỏ hay lớn hơn bình thường.
Đánh giá về tuần hoàn của thai thông qua các động mạch chính. Từ đó đánh giá nguy cơ về thiếu hụt oxy, suy giảm chức năng bánh rau của thai
Các chỉ định xét nghiệm và siêu âm thêm với các vấn đề nếu gặp ở thai lớn và thai nhỏ
Đánh giá những cấu trúc các cơ quan của thai giống như tuần thứ 22 và lưu ý thêm 1 số khác biệt
Đánh giá bất thường ở những cấu trúc hoàn thiện ở giai đoạn muộn của thai kì ví dụ như nhẵn não…
Đánh giá những bất thường trong quá trình phát triển cơ quan của thai như tắc ruột,..
Đánh giá những bất thường mắc phải do yếu tố bên ngoài tiêu biểu như nhiễm trùng Zika, CMV,…