Loạn sản xơ xương là tình trạng rối loạn xương ít phổ biến, chỉ chiếm khoảng 5% u xương lành tính. Loạn sản xơ xương dễ gây biến chứng, điển hình là biến dạng xương, đau xương và gãy xương nếu không kịp thời điều trị
- Phòng ngừa loãng xương bằng cách tập thể dục để củng cố mật độ xương
- Bệnh viêm khớp nhiễm trùng do những yếu tố nào gây nên?
- Những hành vi nào làm giảm tuổi thọ của mạch máu?
Loạn sản xơ xương là bệnh lý do tình trạng xương bị thay thế bởi các mô xơ
LOẠN SẢN XƠ XƯƠNG LÀ GÌ?
Loạn sản xơ xương (Fibrous dysplasia of bone) là bệnh mạn tính, trong đó mô xương bình thường bị thay thế bởi các mô xơ. Đây là bệnh lý không di truyền. Trong hầu hết các trường hợp, loạn sản xơ xương chỉ ảnh hưởng đến một xương đơn – thường là xương sọ hoặc xương dài ở tay hoặc chân. Loại này thường xảy ra ở thanh thiếu niên.
Những người có nhiều hơn 1 xương bị ảnh hưởng thường phát triển các triệu chứng trước 10 tuổi.
NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH LÝ LOẠN SẢN XƠ XƯƠNG?
Loạn sản xơ xương xảy ra do sự đột biến ngẫu nhiên gen GNAS ở vị trí nhiễm sắc thể 20 của tạo cốt bào. Các cốt bào này cũng tăng sản xuất interleukinIL-6 là tăng hoạt động của tế bào hủy xương gây tổn xương tiêu xương dưới dạng hốc xương ở mô xơ và trong các xương lành xung quanh.
Xương không trường thành và ở dạng bè xương non, kém khoáng hóa rải rác trong mô xợ loạn sản. Khi xương phát triển, mô xơ mềm lan rộng khiến xương yếu và biến dạng, dễ gãy hơn.
BỆNH LÝ LOẠN SẢN XƠ XƯƠNG CÓ BIỂU HIỆN TRIỆU CHỨNG NHƯ NÀO?
Ở mức độ nhẹ, loạn sản xơ xương hầu như không có triệu chứng. Khi tiến triển nặng, người bệnh mới có các biểu hiện như:
- Đau xương.
- Biến dạng xương.
- Gãy xương bệnh lý.
- Hạn chế vận động, còi xương.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, người bệnh có thể liên quan đến các bất thường trong tuyến nội tiết như dậy, thì sớm, cường cận giáp, tổn thương tuyến yên, có điểm sáng nâu trên da…
Cần phát hiện sớm tình trạng của bệnh loạn sản xơ xương để điều trị
PHƯƠNG PHÁP NÀO GIÚP CHẨN ĐOÁN BỆNH?
Xquang
Giúp chẩn đoán tổn thương tại vị trí nghi ngờ. Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp khác để xác định mức độ loạn sản.
Chụp cộng hưởng từ CT
Đánh giá tiến triển của tổn thương xương, đặc biệt ở những vị trí phức tạp như cột sống, khung chậu, lồng ngực hay xương sọ mặt, cũng như lan rộng tổn thương ra phần mềm cạnh cột sống.
Cộng hưởng từ hạt nhân
Đánh giá sự tiến triển của tổn thương, khả năng gãy xương bệnh lý, khả năng ác tính hóa của tổn thương xương, hay đánh giá tình trạng ép tủy khi cột sống bị tổn thương. MRI tiêm gadolinium cũng có thể đánh giá tình trạng tái phát sau mổ.
Xạ hình xương bằng T-99
Tăng hấp thụ phóng xạ tại vùng tổn thương tiến triển, giúp xác định cả các tổn thương không có triệu chứng. Tuy nhiên hình ảnh tổn thương không đặc hiệu.
Xét nghiệm mô bệnh học
Về mặt đại thể, u xương là một khối rắn chắc có màu trắng, hay sẫm màu. Về mặt vi thể, xương bệnh lý bao gồm hỗn hợp mô xơ chưa trưởng thành và các mảnh nhỏ xương bè chưa trưởng thành, có dạng các chữ cái Trung hoa.
Xét nghiệm máu
Tăng nồng độ men phosphatase kiềm. Xét nghiệm nước tiểu cho thấy tăng nồng độ hydroxyprolin. Tuy nhiên các bất thường này không đặc hiệu cho LSXX.
Sinh thiết
Sử dụng kim rỗng để loại bỏ một phần nhỏ xương bị ảnh hưởng để phân tích trong phòng thí nghiệm.
CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ bệnh lý LOẠN SẢN XƠ XƯƠNG
Nếu bạn có chứng loạn sản xơ xương nhẹ, được phát hiện một cách tình cờ và không có dấu hiệu hoặc triệu chứng, nguy cơ bị dị dạng hoặc gãy xương khá thấp. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể yêu cầu theo dõi bằng cách chụp X-quang định kỳ.
Sử dụng thuốc: Thuốc loãng xương có thể giúp tăng cường xương bị ảnh hưởng bởi loạn sản xơ xương, giúp giảm đau và giảm nguy cơ gãy xương.
Theo Bác sĩ, Giảng viên Trung cấp Dược cho biết: Có thể dùng các thuốc nhóm bisphosphonat để giảm đau xương mạn tính, tăng mật độ xương cột sống và xương đùi, làm giảm nguy cơ gãy xương.
Bổ sung canxi và vitamin D khi điều trị biphosphonat để tránh cường cận giáp thứ phát.
Điều trị các rối loạn nội tiết như: hội chứng cường giáp trạng, hội chứng Cushing, đái tháo đường, dậy thì sớm kèm theo bằng các thuốc thích hợp hay phẫu thuật nếu có chỉ định.
Phẫu thuật: Phẫu thuật tùy thuộc vào vị trí xương bị tổn thương, bao gồm nạo vét tổn thương, mổ kết hợp xương, ghép xương tự thân hay xương đồng loại, chỉnh hình và cố định bằng đóng đinh, nẹp vít.