Chụp X quang răng cận chóp hay còn gọi là chụp phim sau huyệt ổ răng là kỹ thuật chụp X quang được chỉ định nhiều trong thăm khám các bệnh lý răng hàm mặt. Kỹ thuật cho phép thăm khám chi tiết và rõ nét về hình thái, cấu trúc răng.
- Tìm hiểu vai trò của chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)
- Tìm hiểu về phương pháp chụp cắt lớp (Chụp CT)
- Kỹ thuật Hình ảnh Y học giúp phát hiện sớm nguy cơ bệnh lao phổi
Hình ảnh X quang răng cận chóp
Tìm hiểu về kỹ thuật chụp X quang nha khoa
Thông qua kỹ thuật chụp X-quang nha khoa, bác sĩ sẽ thấy được những hình ảnh chụp Xquang răng, xương và các tổ chức mô mềm quanh răng, những khoang hở, những cấu trúc răng ẩn (như răng khôn) và tình trạng mất xương mà khi thăm khám bằng mắt thường không thể thấy được, từ đó tìm ra nguyên nhân gây ra các bệnh lý răng miệng hoặc hàm của người bệnh và thực hiện theo dõi, điều trị hiệu quả hơn.
Giảng viên ngành Kỹ thuật hình ảnh Y học chia sẻ, những loại chụp X quang răng được sử dụng một cách phổ biến hiện nay bao gồm:
- Chụp X quang toàn cảnh (Panoramic): Kỹ thuật này giúp thấy được toàn bộ răng, hàm và các xoang vùng mũi, khớp thái dương ở người bệnh. Tuy nhiên, điểm hạn chế của X quang răng toàn cảnh là không tìm ra những lỗ sâu răng và những vấn đề như răng, u nang,nhiễm trùng và gãy xương….
- Chụp X-quang quanh chóp (từ 14 – 21 phim X-quang): Đây là kỹ thuật có thể được thực hiện trong lần kiểm tra răng miệng lần đầu tiên của người bệnh.
- Chụp X-quang cánh cắn (cánh cắn – phim sau thân răng): Kỹ thuật chụp X quang răng này có thể giúp bác sĩ thấy được hàm trên, hàm dưới và các răng chạm nhau như nào, kỹ thuật này thường được sử dụng để kiểm tra vết sâu răng, kiểm tra xem 2 hàm răng có thẳng hàng với nhau không….
- Chụp X-quang quanh chóp (periapical): Kỹ thuật này có thể giúp bác sĩ thấy được toàn bộ răng từ răng cửa cho tới gốc răng và xương hỗ trợ răng, giúp tìm ra những vấn đề răng miệng dưới nướu hay trong hàm và những thay đổi cấu trúc xương.
- Chụp X-quang cắn (Occlusal): Giúp bác sĩ thấy được sàn miệng, vòm miệng và được sử dụng nhiều trong trường hợp tìm răng bổ sung, răng chưa gãy ở nướu, hở hàm ếch, sự phát triển mô bất thường.
Khi nào cần thực hiện chụp X quang răng cận chóp?
Bác sĩ – Giảng viên Cao Đẳng Kỹ thuật Hình ảnh Y học cho biết: Chụp X quang răng cận chóp là kỹ thuật khá phổ biến trong thăm khám răng hàm mặt, đây là kỹ thuật có thể giúp bác sĩ thăm khám một cách rõ nét, chi tiết về cấu trúc, hình thái của răng và các cấu trúc lân cận nó dựa trên nguyên lý chung của chụp X quang thường quy. Chụp X quang răng cận chóp áp dụng 2 nguyên tắc là nguyên tắc song song và phân giác.
- Nguyên tắc song song:Mặt phẳng phim và mặt phẳng đi qua trục răng nằm song song với nhau, hướng tia trung tâm vuông góc với 2 mặt phẳng này, đảm bảo hình thái và kích thước của răng chụp.
- Nguyên tắc phân giác:Mặt phẳng phim và mặt phẳng đi qua trục răng sẽ tạo thành một góc nhị diện, hướng tia trung tâm vuông góc với mặt phân giác của góc nhị diện, so với kỹ thuật song song thì chụp X quang răng cận chóp theo phương pháp này có nhiều sai số hơn.
Quy trình chụp Xquang răng cận chóp
- Bước 1: Kỹ thuật viên chuẩn bị vật tư, người bệnh tháo bỏ vật dụng kim loại trên vùng đầu mặt cổ nếu có ảnh hưởng đến kỹ thuật chụp X quang răng cận chóp.
- Bước 2: Khởi động máy chụp, lựa chọn thông số và kích cỡ phim phù hợp với răng của người bệnh.
- Bước 3: Hướng dẫn người bệnh ngồi đúng tư thế khi chụp, lưng thẳng, mặt phẳng cắn song song với mặt sàn, người bệnh nuốt nước bọt.
- Bước 4: Đặt phim trong miệng người bệnh tại vị trí răng cần chụp.
- Bước 5: Đặt vị trí tia trung tâm.
- Bước 6: Thực hiện chụp: Kỹ thuật viên vào buồng điều khiển, ấn và giữ nút phát tia để tiến hành chụp phim theo các thông số đã lựa chọn.
- Bước 7: Lấy phim trong miệng người bệnh và tiến hành rửa phim. Phim chụp phải lấy được hình ảnh đầy đủ của răng cần chụp và tối thiểu hai răng kề bên. Hình ảnh răng chụp phải rõ nét và không biến dạng.
Chụp X quang răng cận chóp là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khá khó nên có thể xảy ra một số sai sót như người bệnh không giữ bất động trong quá trình chụp, định vị hướng tia trung tâm không đúng nên hình ảnh bị biến dạng và không lấy được hình ảnh răng cần chụp… trong những trường hợp này thì cần phải thực hiện lại kỹ thuật.