Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để cung cấp cho bác sĩ và bệnh nhân thêm thông tin về cách các tế bào trong cơ thể hoạt động.
- Khi nào cần chụp cộng hưởng từ MRI cột sống, thắt lưng?
- Tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành chính xác
- Kỹ thuật Hình ảnh Y học giúp phát hiện sớm nguy cơ bệnh lao phổi
Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)
Bệnh Parkinson là gì?
Bác sĩ – Giảng viên Cao Đẳng Kỹ thuật Hình ảnh Y học cho biết: Bệnh Parkinson hay còn được gọi là bệnh liệt rung – đây là một tình trạng rối loạn tăng tiến của hệ thần kinh có ảnh hưởng đến sự di chuyển của toàn cơ thể. Bệnh thường bắt đầu với một cơn chấn động gần như không đáng chú ý như rung rất nhẹ ở một bên tay rồi phát triển dần dần.
Rung có thể là biểu hiện điển hình nhất của bệnh Parkinson, tuy nhiên, bệnh cũng thường hay gây tê cứng hoặc chuyển động một cách khó khăn, chậm chạp.
Vai trò của PET Scan đối với bệnh nhân mắc bệnh Parkinson
Chụp PET được thực hiện bằng cách tiêm một lượng nhỏ chất phóng xạ được gọi là chất đánh dấu vào tĩnh mạch trên cánh tay của người bệnh. Chất đánh dấu này phát ra các hạt nhỏ tích điện dương (positron) tương tác với các hạt tích điện âm gọi là electron trong cơ thể. PET Scan có thể phát hiện ra hoạt động của sự tương tác này và sử dụng nó để tạo hình ảnh. Quá trình này cho phép bác sĩ nhìn vào một cơ quan trong cơ thể từ mọi góc độ và phát hiện các vấn đề tiềm ẩn.
Đối với bệnh nhân mắc bệnh Parkinson (PD), PET Scan được sử dụng để đánh giá hoạt động và chức năng của các vùng não liên quan đến khả năng vận động. Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu bạn chụp PET vì nhiều lý do khác nhau. Ngoài các vấn đề tiềm ẩn ở não và tủy sống, xét nghiệm cũng được sử dụng để chẩn đoán các vấn đề về tim mạch cũng như một số loại ung thư, bao gồm ung thư vú, ung thư não, ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư hạch.
PET Scan được tiến hành thế nào?
Giảng viên ngành Kỹ thuật hình ảnh Y học chia sẻ, thủ thuật PET Scan thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 45 đến 60 phút. Trước tiên, bạn sẽ được tiêm một lượng nhỏ chất phóng xạ vào tĩnh mạch. Sau đó, máy quét PET, sẽ di chuyển theo vòng tròn xung quanh bạn. Khi điều này đang diễn ra, máy quét sẽ ghi lại hình ảnh các mẫu do hóa chất đánh dấu bên trong cơ thể bạn để lại.
Sau khi thực hiện PET Scan xong, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn uống nhiều nước trong những ngày tiếp theo để loại bỏ hoặc xả hóa chất đánh dấu khỏi cơ thể.
Chụp PET Scan không gây tác dụng phụ lâu dài nào cho bệnh nhân
PET Scan có rủi ro không?
Bệnh nhân sẽ được tiêm một lượng nhỏ dược chất phóng xạ 18F-FDG vào cơ thể trước khi tiến hành PET Scan.
Do đó, rủi ro khi thực hiện kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh y học PET Scan chính là việc bệnh nhân tiếp xúc với một lượng phóng xạ khi quét.
Tuy nhiên, trên thực tế, rủi ro do nhiễm xạ là rất thấp so với lợi ích mà PET Scan mang lại bởi vì phương pháp này chỉ sử dụng một liều lượng nhỏ phóng xạ.
Với liều lượng phóng xạ thấp như vậy, trải qua hơn 5 thập kỷ sử dụng dược chất phóng xạ trong y học hạt nhân, chưa ghi nhận bất cứ tác dụng phụ lâu dài nào bởi tiếp xúc với phóng xạ
Do đó, rủi ro mà PET Scan đem lại là có nhưng ở mức độ có thể chấp nhận được. Khi thực hiện, bệnh nhân cần lưu ý đến một số điểm sau:
- Có thể bị dị ứng với dược chất phóng xạ, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
- Bệnh nhân có thể bị đau hoặc nổi đỏ ở vị trí tiêm chất phóng xạ nhưng tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất.
- Cần thận trọng khi thực hiện PET Scan đối với phụ nữ có thai, có ý định mang thai hoặc đang cho con bú.
Bởi vì bức xạ là một phần trong quá trình chụp PET, vì vậy luôn tiềm ẩn một rủi ro nhỏ rằng các tế bào hoặc các mô có thể đã bị tổn thương sau khi thực hiện thủ thuật. Tuy nhiên, mức độ phóng xạ từ chất đánh dấu được gửi đi khắp cơ thể là rất thấp.
Hiện nay, PET Scan được ứng dụng rộng rãi và phổ biến hơn các xét nghiệm tương tự có sẵn. Kết quả kiểm tra sau khi thực hiện PET Scan thường được đưa ra trong vòng một đến hai ngày sau khi thực hiện.