Chụp cắt lớp là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế, giúp bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh chính xác. Cùng tìm hiểu về kỹ thuật chụp cắt lớp trong bài viết sau.
- Kỹ thuật Hình ảnh Y học giúp phát hiện sớm nguy cơ bệnh lao phổi
- Tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán điều trị bệnh rò trực tràng
- Chụp MRI tử cung hỗ trợ chẩn đoán những bệnh lý nào?
Tìm hiểu về phương pháp chụp cắt lớp (Chụp CT)
Khi đi khám bệnh hoặc kiểm tra chấn thương, một số trường hợp người bệnh được bác sĩ chỉ định chụp cắt lớp. Vậy thì chụp cắt lớp là gì? Trong trường hợp nào thì sử dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này?
Chụp cắt lớp là gì?
Giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật hình ảnh Y học cho biết, Chụp cắt lớp hay còn gọi là chụp CT là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh y học sử dụng nhiều tia X – quang để quét lên một khu vực của cơ thể yêu cầu khám theo lát cắt ngang. Sau đó phối hợp với máy vi tính cho ra kết quả hình ảnh 2 hoặc 3 chiều của vị trí cần chụp. Phương pháp này cho hình ảnh rõ nét hơn so với chụp X-quang.
Khi nào nên sử dụng phương pháp chụp cắt lớp
Trong một số trường hợp sau đây, bác sĩ sẽ chỉ định chụp cắt lớp cho bệnh nhân:
- Để chẩn đoán các rối loạn ở cơ và xương, ví dụ như khối u xương hoặc gãy xương.
- Giúp phát hiện và theo dõi tình trạng bệnh lý nặng như bệnh tim, bệnh ung thư,…
- Xác định vị trí của khối u, cục máu đông hoặc nhiễm trùng.
- Hỗ trợ phẫu thuật, sinh thiết và xạ trị.
- Giám sát quá trình điều trị hiệu quả, chẳng hạn như điều trị bệnh tim, bệnh ung
- Phát hiện nội thương và tình trạng chảy máu trong.
Chụp cắt lớp có hại cho sức khỏe không?
Bác sĩ Anh Tú, giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trong quá trình thực hiện chụp cắt lớp, có thể gặp một số rủi ro như sau:
- Phơi nhiễm phóng xạ
Tiếp xúc với bức xạ khi thực hiện kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu khẳng định rằng khi chụp phương pháp này những giá trị mang lại lợi ích lớn hơn nhiều so với rủi ro.
- Nguy cơ gây ảnh hưởng cho thai nhi
Nếu phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ sẽ không nên thực hiện chụp cắt lớp vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Thay vào đó sẽ được chỉ định thực hiện một hình thức kiểm tra khác như siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để tránh thai nhi tiếp xúc với bức xạ.
- Phản ứng với vật liệu tương phản
Theo các chuyên gia, các vật liệu tương phản tham gia chụp có thể gây ra các phản ứng dị ứng ở một số người, tuy nhiên trường hợp này hiếm khi xảy ra. Đa phần các phản ứng dị ứng chỉ là ngứa, phát ban, rất hiếm có trường hợp dị ứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng con người.
Chụp cắt lớp cho bệnh nhân
Khi chụp cắt lớp cần lưu ý điều gì?
Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, trước khi bệnh nhân tiến hành chụp cắt lớp, cần lưu ý một số điều sau đây:
- Thông báo cho bác sĩ biết nếu trước đó người bệnh có tiền sử mắc các bệnh như thận, tiểu đường, dị ứng,…
- Nếu đang trong giai đoạn mang thai hoặc nghi ngờ có thai phải báo cho bác sĩ để xem xét trước khi chỉ định thực hiện kỹ thuật này.
- Tùy thuộc vào bộ phận kiểm tra trên cơ thể mà bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn uống trước khi chụp; tháo bỏ các vật dụng, đồ trang sức bằng kim loại; thay quần áo và mặc quần áo bệnh viện, phòng khám cung cấp.
- Nếu đối tượng khám bệnh là trẻ em cần có cha mẹ hoặc người thân đi kèm để hỗ trợ khi cần thiết.
Trên đây là một số thông tin cần biết về kỹ thuật chụp cắt lớp.
Nguồn: Chandoanhinhanh.info tổng hợp.