Danh mục
Trang chủ / Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kỹ thuật hình ảnh / Phóng xạ khi chụp X-quang có hại cho sức khỏe không?

Phóng xạ khi chụp X-quang có hại cho sức khỏe không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tia X-quang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong y học. Vậy phóng xạ khi chụp X-quang có hại cho sức khỏe con người không?

Phóng xạ khi chụp X-quang có hại cho sức khỏe không?

Phóng xạ khi chụp X-quang có hại cho sức khỏe không?

Bác sĩ, giảng viên Trung cấp kỹ thuật hình ảnh Y học cho biết, tia X hay X-quang là một dạng của sóng điện từ, có bức xạ năng lượng cao. Tia X-quang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực Y học. Vậy tiếp xúc nhiều với tia X có nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe con người?

Chụp X-quang là gì?

Chụp X-quang là phương pháp được sử dụng trong chẩn đoán các bệnh lý ở nhiều cơ quan trong cơ thể như: Phổi (viêm phổi, u phổi…), xương khớp (viêm khớp, gãy xương…), các bệnh liên quan đến tim mạch, thần kinh, tiêu hóa…

Các bộ phận dễ bị ảnh hưởng bởi tia X-quang

Các chuyên gia cho biết, các bộ phận trong cơ thể người dễ bị ảnh hưởng bởi tia X-quang gồm có:

  • Bộ phận sinh dục
  • Tủy xương
  • Tuyến giáp
  • Da
  • Tác hại

Chụp X-quang có gây hại cho sức khỏe không?

Bác sĩ Anh Tú, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, chụp tia X quá nhiều và kèm theo cường độ mạnh sẽ gây hại cho cơ thể con người, tổn thương các cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và có thể khiến người bệnh tử vong.

Đối với trẻ em, các bác sĩ cần cân nhắc và hạn chế việc chụp X-quang, nếu có thể thì nên thay thế bằng phương pháp khác ít ảnh hưởng hơn.

Chụp tia X quá nhiều có thể gây ra những tác hại đối với sức khỏe

Chụp tia X quá nhiều có thể gây ra những tác hại đối với sức khỏe

Bộ Y tế nước ta hiện nay đã đưa ra những tiêu chuẩn an toàn trong việc thực hiện kỹ thuật chụp X-quang. Việc chụp X-quang cần được tiến hành trong điều kiện an toàn, phòng chụp, thiết bị chụp đạt tiêu chuẩn bởi nếu không sẽ gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của con người.

Ngoài ra, đội ngũ kỹ thuật viên thực hiện chụp X-quang cũng cần phải được đào tạo bài bản về chuyên môn chẩn đoán hình ảnh y học, nếu không sẽ nguy hiểm cho người bệnh.

Đối với các nhân viên y tế, y bác sĩ thường xuyên phải tiếp xúc với tia X-quang cũng được các bệnh viện, các cơ sở y tế và Bộ y tế đặc biệt quan tâm, theo dõi sức khỏe định kỳ.

Hiện nay đã có những biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn trong khi chụp X-quang đối với những người thường xuyên tiếp xúc với tia X như đeo biển theo dõi mức độ phóng xạ, kiểm tra sức khỏe định kì hay thời gian làm việc trong ngày giới hạn…

Nguồn: Chandoanhinhanh.info tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm

Quy trình chụp X-Quang tư thế Schuller và Chaussé III

Các kỹ thuật chụp X-quang tư thế như Schuller và Chaussé III được sử dụng ...