Danh mục
Trang chủ / Tin tức sức khỏe / Tìm hiểu xơ vữa động mạch 2 chi dưới là bệnh gì?

Tìm hiểu xơ vữa động mạch 2 chi dưới là bệnh gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Xơ vữa động mạch là một bệnh hệ thống gây tổn thương các động mạch ở nhiều cơ quan khác nhau. Khi bị xơ vữa động mạch chi dưới nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì người bệnh có nguy cơ cắt cụt chân do hoại tử vì tắc mạch. Cùng tìm hiểu các thông tin về bệnh này nhé!

Bệnh xơ vữa động mạch 2 chi dưới khiến người bệnh đi lại khó khăn

Bệnh xơ vữa động mạch 2 chi dưới khiến người bệnh đi lại khó khăn

Bệnh xơ vữa động mạch chi dưới là một dạng của bệnh lý xơ vữa động mạch. Căn bệnh này chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, chiếm khoảng 7% ở người có độ tuổi từ 60-69 tuổi, 12,5% ở độ tuổi từ 70-79 tuổi và chiếm lên đến trên 23% ở độ tuổi trên 80.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH 2 CHI DƯỚI

Trong quá trình vận chuyển máu từ tim tới nuôi các cơ quan và chi dưới, thành động mạch dễ bị tổn thương do tích tụ phân tử lipid có trong máu tạo thành các mảng xơ vữa. Khi mảng xơ vữa ngày càng lớn dần khiến lòng động mạch bị hẹp lại, lượng máu tới nuôi 2 chi dưới bị giảm đi đáng kể. Lâu dần quá trình này gây nên tình trạng thiếu máu nuôi chân.

Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra kết luận chính xác về nguyên nhân gây xơ vữa động mạch chi dưới nhưng đã chỉ ra những nguy cơ làm thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch đó là do tuổi tác, tiền sử gia đình, mỡ máu cao, hút thuốc lá, lười vận động…

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH 2 CHI DƯỚI

Thông thường ở hầu hết người bệnh giai đoạn nhẹ không có những dấu hiệu đặc trưng. Người bệnh có thể cảm thấy đau mỏi và co cứng bắp chân, đùi hoặc mông khi đi bộ trong một đoạn đường nhất định, có thể phải dựng lại nghỉ mới có thể tiếp tục được. Và dấu hiệu này lại lặp lại khi đi tiếp một đoạn đường tiếp theo như vậy. Đây là dấu hiệu thường thấy nhưng lại khiến nhiều người nhầm lẫn với một số bệnh lý liên quan tới xương khớp, không đặc thù cho bệnh.

Khi mảng xơ vữa trong động mạch chi dưới đã phát triển nặng hơn, gây hẹp hoặc bít tắc động mạch thì các dấu hiệu có thể nhận thấy rõ như bị loét, hoại tử cả ngón chân hoặc bàn chân do thiếu máu nuôi dưỡng kèm theo cảm giác đau liên tục. Tuy nhiên đến giai đoạn này bệnh đã tiến triển quá nặng và không có khả năng phục hồi.

Đo huyết áp cổ chân trong quá trình thực hiện chỉ số ABI

Đo huyết áp cổ chân trong quá trình thực hiện chỉ số ABI

CHẨN ĐOÁN BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH 2 CHI DƯỚI

Theo các Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng kỹ thuật hình ảnh Y học cho biết: Bệnh thường được phát hiện và điều trị muộn do nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó khi thấy xuất hiện những biển hiện đau mỏi ở giai đoạn nhẹ, người bệnh cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa để được chẩn đoán sớm và chính xác.

Chỉ số cổ chân – cánh tay – ABI

Được thực hiện dựa vào số đo huyết áp cao nhất ở cổ chân chia cho trị số huyết áp cao nhất ở cánh tay. Kết quả ABI bình thường trong khoảng 0,9-1,3. Khi chỉ số lớn hơn 1,3 thường gợi ý động mạch chày không đè xẹp được.

Chỉ số 4,1-9,0 thường gặp ở bệnh mạch máu ngoại biên nhẹ và vừa. Khi chỉ số <4,0 thường chỉ ra có bệnh mạch máu ngoại biên nặng.

Siêu âm mạch máu

Là biện pháp được dùng để chẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch đặc biệt là bệnh lý xơ vữa động mạch cảnh chi dưới. Thực hiện siêu âm mạch máu cho ta biết rõ động mạch đang bị hẹp tắc ở đâu và mức độ nặng nhẹ của tình trạng này.

Ngoài ra, ở một số cơ sở y tế, người bệnh có thể được chỉ định chụp mạch máu trên trên máy chụp kỹ thuật số DSA, chụp cắt lớp hệ động mạch chủ bụng chậu và toàn bộ chi dưới.

Với các kỹ thuật chẩn đoán, bác sĩ dễ dàng nắm bắt được tình trạng bệnh lý xơ vữa động mạch chi dưới và đưa ra những chỉ định điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu kỹ thuật siêu âm tim qua thực quản

Hiện nay có nhiều phương pháp siêu âm tim phù hợp với từng trạng thái ...