Chụp PET/CT là một kỹ thuật hình ảnh y học tốt nhất hiện nay giúp phát hiện sớm bệnh ung thư. Tuy nhiên vẫn có không ít nghi ngờ về độ chính xác của thiết bị này. Sau bài viết này chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về công nghệ này.
- Vai trò của kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán hình ảnh Y học
- Có nên chụp cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán bệnh hay không?
PET/CT được quảng cáo là phát hiện ung thư từ trong trứng nước. Kỹ thuật này được kết hợp của 2 phương pháp PET và CT để mang lại một hình ảnh chất lượng cho phép các bác sĩ chuẩn đoán sớm những bệnh lý từ đó quyết định các phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân. Vậy thiết bị hình ảnh này có những ưu điểm vượt trội gì?
Một số ưu điểm vượt trội của kỹ thuật chuẩn đoán hình ảnh PET/CT
Giúp Chuẩn đoán nhanh, chính xác, với độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong việc xác định vị trí của ung thư nguyên phát mà các phương pháp chuẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT),chụp cộng hưởng từ (MRI),siêu âm… không đánh giá được.
Được quét toàn thân, có thể phát hiện được các bất thường về chuyển hóa, ghi được những hình ảnh bệnh lý sớm, còn nhỏ thậm chí khi chưa có thay đổi về cấu trúc giúp cho việc chuẩn đoán bệnh ung thư sớm và chính xác.
Kỹ thuật hình ảnh Y học chụp PET/CT còn có thể phát hiện những bất ổn ở Tim mạch và hệ Thần kinh.
Đánh giá chính xác hiệu quả của quá trình điều trị.
Phát hiện triệt để các tổn thương ung thư còn lại hay tái phát sau điều trị.
Định hướng cho xạ trị, đảm bảo hiệu quả cao nhất đồng thời hạn chế tối đa các tổn thương cho mô lành lân cận
Những điểm hạn chế của kỹ thuật PET/CT
Theo tin tức Y khoa, Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của kỹ thuật chụp PET/CT so với những kỹ thuật hình ảnh thông thường khác, Chụp PET/CT cũng có một số điểm hạn chế như sau:
- Chi phí mỗi lần chụp rất cao, khoảng 20 đến 30 triệu/ lần chụp
- Thời gian chuẩn bị và tiến hành chụp lâu
- Chụp PET/CT không phải phương pháp áp dụng cho mọi bệnh nhân ung thư (cần phải được hướng dẫn từ y bác sỹ)
- Trước khi chụp cần tiêm một liều lượng nhỏ phóng xạ vào cơ thể, nguy cơ bức xạ là rất thấp song vẫn có rủi ro
- Có thể dị ứng nhẹ với dược chất phóng xạ nhưng hiếm khi xảy ra
- Kết quả chụp PET/CT gây dương tính giả hoặc âm tính giả trong một số trường hợp (so với kết quả giải phẫu bệnh).
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú được khuyến cáo không nên áp dụng phương pháp này.
- Độ chính xác của kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh PET/CT có cao không?
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 150.000 trường hợp mới mắc và khoảng 75.000 trường hợp tử vong do ung thư. Trên thực tế, hầu hết bệnh nhân đều được phát hiện khi đã bước vào giai đoạn muộn nên hiệu quả điều trị không cao một phần do bệnh nhân chủ quan không đi khám, một phần cùng do những kỹ thuật chuẩn đoán thông thường không phát được bệnh ung thư ở giai đoạn sớm.
So với những kỹ thuật hình ảnh thông thường như chụp cộng hưởng từ MRI, chụp X-quang, siêu âm thì mức độ chẩn đoán chính xác ung thư của PET-CT vào khoảng 80-90%, như vậy vẫn còn khoảng 10-20% lầm lẫn. PET-CT có thể lầm lẫn ung thư với bệnh lao, nhiễm nấm. Phương pháp chụp PET-CT có thể chuẩn đoán ung thư với độ chính xác rất cao nhưng lại không thể phân biệt đây là loại ung thư nào. ví dụ như: ung thư phổi loại tế bào nhỏ và loại không tế bào nhỏ…
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn trong các phương pháp chuẩn đoán hình ảnh hiện nay, PET/CT là kỹ thuật có khả năng phát hiện sớm tế bào ung thư và tổn thương trong cơ thể ở giai đoạn tế bào và phân tử – giai đoạn sớm nhất. Bên cạnh đó, PET-CT còn có khả năng phân loại u lành hay ác tính, đánh giá tình trạng các cơ quan trong cơ thể.
Có thể nói phương pháp chụp PET/CT là phương pháp tối ưu nhất hiện nay trong việc phát hiện sớm bệnh ung thư, tuy giá thành chụp vẫn ở mức rất cao và vẫn còn tỷ lệ sai sót. Đánh dấu sự phát triển của khoa học công nghệ đối với lĩnh vực y khoa.