Danh mục
Trang chủ / Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kỹ thuật hình ảnh / Có nên chụp cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán bệnh hay không?

Có nên chụp cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán bệnh hay không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hiện nay, khi đi khám chữa bệnh tùy vào từng bệnh mà một số bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ (MRI). Vậy chụp cộng hưởng từ là gì và có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

 Có nên chụp cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán bệnh hay không?

Có nên chụp cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán bệnh hay không?

Chụp MRI là phương pháp kỹ thuật hình ảnh hiện đại, mang tính cách mạng kỹ thuật đối với Y học hiện đại. Phương pháp chụp cộng hưởng từ cho phép khảo sát cơ quan sống bên trong cơ thể người bệnh mà không sử dụng các biện pháp xâm lấn.

Chụp cộng hưởng từ thực hiện như thế nào?

Chụp cộng hưởng từ hay còn gọi là MRI( Magnetic Resonnance Imaging) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại được thực hiện bằng cách đưa cơ thể người bệnh vào vùng có từ trường rất mạnh. Cơ thể con người có cấu tạo của những nguyên tử mà hạt nhân có momen từ tương tự như có gắn một thanh nam châm cực nhỏ.

Dưới tác dụng của của từ trường, momen từ của hạt nhân nguyên tử quay đảo cùng với tác dụng của trong trường mặt trên mặt đất. Nếu hạt nhân đang quay đảo với tần số w mà có thêm sóng vô tuyến cùng tần số w tác dụng, hạt nhân sẽ quay đảo cực mạnh vì có hiện tượng cộng hưởng. Đó là cộng hưởng từ hạt nhân, và từ đó đưa ra được hình ảnh của các bộ phận, cơ quan trong cơ thể.

Phương pháp cộng hưởng từ cung cấp chất lượng hình ảnh tốt, phương pháp MRI đã giúp cho các Bác sĩ chẩn đoán chính xác các bệnh lý về tim mạch, thần kinh, chấn thương,.. ngay từ giai đoạn đầu tiên và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời. Mặc dù việc chụp MRI khá phổ biến nhưng nhiều bệnh nhân vẫn chưa hiểu rõ về chụp cộng hưởng từ như thế nào và những ưu điểm vượt trội mà phương pháp mang lại.

Phương pháp MRI có những ưu điểm gì?

Phương pháp chụp MRI( cộng hưởng từ) là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho phép :

Tái tạo lại hình ảnh các cấu trúc mô mềm trong cơ thể như tim, phổi, gan và các cơ quan khác rõ hơn và chi tiết hơn so với ảnh được tạo bằng các phương pháp khác. Hỗ trợ các Bác sĩ trong việc theo dõi các chức năng hoạt động cũng như là cấu trúc của các cơ quan nội tạng trong cơ thể người bệnh.

Quá trình chụp MRI cung cấp nhanh và chuẩn xác hơn. Đặc biệt không gây tác dụng phụ như trong chụp X – quang hay chụp CT. Phương pháp MRI cho phép phát hiện ra các điểm bất thường sau các lớp xương mà các phương pháp tạo hình ảnh Y khoa khác khó có thể nhận ra. MRI có thể cung cấp nhanh và chuẩn xác trong việc chẩn đoán các bệnh về tim mạch và không phát hiện ra các bức xạ gây nguy hiểm cho con người.

Sau khi chụp xong, phim và bảng kết quả sẽ có trong vòng 15 đến 30 phút (hoặc 24 giờ nếu cần hội chẩn).

Phương pháp cộng hưởng từ có gây hại cho người chụp không ?

Phương pháp cộng hưởng từ có gây hại cho người chụp không ?

Phương pháp cộng hưởng từ có gây hại cho người chụp không?

Các vật bằng kim loại cấy trong cơ thể không được phát hiện có thể bị ảnh hưởng bởi từ trường mạnh.

Đối với các trường hợp có tiêm thuốc tương phản, bệnh nhân sẽ được theo dõi tại phòng chờ trong 15 phút nhằm phát hiện các triệu chứng dị ứng thuốc nếu có. Sau đó, người bệnh sẽ được rút kim và sinh hoạt như bình thường.

Lưu ý:

Phụ nữ đang cho con bú tốt nhất nên ngưng cho trẻ bú mẹ trong 36 giờ sau tiêm thuốc tương phản từ.

Đối với những bệnh nhân mang thai ở 12 tuần đầu tiên thì không nên sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ này. Các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp tạo ảnh khác, ví dụ như siêu âm, với các phụ nữ mang thai trừ phi thật cần thiết bắt buộc phải sử dụng MRI.

Nguồn: chandoanhinhanh.info

Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật chụp CT răng trong nha khoa là gì?

  Chụp phim CT Cone Beam là phương pháp quan trọng để đạt được kết ...