Danh mục
Trang chủ / Thiết bị Hình Ảnh Y học / Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm chính xác nhờ phương pháp MRI

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm chính xác nhờ phương pháp MRI

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hiện nay để chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm có khá nhiều phương pháp, tuy nhiên phương pháp chụp MRI hay chụp cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm được đánh giá là có độ chính xác cao nhất.

Phương pháp MRI thoát vị đĩa đệm là gì?

MRI (tên tiếng anh là Magnetic Resonance Imaging – Chụp cộng hưởng từ) thoát vị đĩa đệm là phương pháp sử dụng kỹ thuật dùng sóng radio và sóng từ trường để tạo hình, cắt lớp. Từ hình ảnh sau khi chụp, bác sĩ có thể dễ dàng đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bệnh.

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm có rất nhiều ưu điểm nổi bật. Có thể kể đến như:

Hình ảnh rất chi tiết và rõ nét, bác sĩ có thể nhìn và đánh giá chính xác đến từng chi tiết tình trạng hiện tại của người bệnh.

Quá trình thực hiện rất an toàn, ít tác dụng phụ hơn khi chụp X-quang hay chụp CT do không phải chịu ảnh hưởng từ tia X.

Chụp không gây đau đớn, trẻ em và phụ nữ có thể yên tâm thực hiện.

Thời gian chụp chỉ khoảng 15 – 20 phút.

Có thể áp dụng để chẩn đoán bệnh trên nhiều bộ phận khác nhau.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì chụp MRI thoát vị đĩa đệm cũng tồn tại những hạn chế như:

Phụ nữ mang thai, sau sinh và người trong cơ thể có kim loại không nên thực hiện.

Chỉ thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Độ chính xác khi chẩn đoán bệnh phụ thuộc vào chuyên môn của bác sĩ và cơ sở vật chất tại nơi thăm khám.

Chi phí để chụp MRI thoát vị đĩa đệm khá cao.

Khi nào cần chỉ định chụp MRI thoát vị đĩa đệm?

Giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật hình ảnh Y học cho biết, tình trạng thoát vị đĩa đệm tuy không phải bệnh nan y nhưng lại khá nguy hiểm. Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu, sinh hoạt khó khăn. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng hướng, bệnh có thể gây ra các biến chứng như teo tay chân, rối loạn cảm giác, rối loạn cơ thắt, thậm chị là bại liệt.

Do đó, ngay khi thấy xuất hiện một trong những triệu chứng này, bạn nên đến cơ sở y tế chụp MRI để xem xét tình trạng thoát vị đĩa đệm:

Tứ chi hay bị tê liệt, mất cảm giác

Không kiểm soát được ruột và bàng quang do đó tiểu tiện, đại tiện mất kiểm soát.

Cảm thấy đau lưng khi mang vác vật nặng hoặc không rõ nguyên nhân.

Cơn đau lan dần xuống mông, đùi và hai chân.

Trước tiên, bác sĩ sẽ xem xét biểu hiện, nghề nghiệp, thói quen của người bệnh. Việc tiến hành chụp MRI sẽ giúp xác định được:

Vấn đề, bệnh lý cột sống và thắt lưng mà bạn đang gặp phải.

Đánh giá bệnh lý bẩm sinh về cột sống, thắt lưng (nếu có).

Phát hiện ra bệnh lao cột sống (nếu có).

Chẩn đoán bệnh lý về tủy sống và ống sống.

Quy trình chụp và cách đọc MRI thoát vị đĩa đệm

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết quá trình tiến hành chụp MRI thoát vị đĩa đệm gồm 3 bước:

Trước khi chụp: Người bệnh được yêu cầu tháo hết các vật bằng kim loại trên cơ thể và mặc áo chuyên dụng. Đối với trẻ em hoặc người đang gặp vấn đề về thần kinh, bác sĩ sẽ tiêm thuốc an thần trước.

Trong quá trình chụp: Bác sĩ sẽ hướng dẫn nằm đúng vị trí và tiến hành chụp. Trong quá trình chụp, người bệnh phải nằm im. Nếu có bất cứ vấn đề gì, bác sĩ sẽ thông báo qua máy liên lạc.

Sau khi chụp: Chỉ sau khoảng 20 phút, quá trình chụp MRI thoát vị đĩa đệm sẽ thực hiện xong. Người bệnh hoàn toàn bình thường, không đau đớn và chỉ việc chờ kết quả.

Sau khi đã có hình ảnh, bác sĩ sẽ tiến hành các bước đọc MRI thoát vị đĩa đệm qua 6 bước:

Đánh giá chung tổng quan về bệnh như đốt sống nào đang bị tổn thương, bệnh thoát vị đĩa đệm đã ở mức độ nào, người bệnh có bị nhiễm trùng không…

Đánh giá độ thẳng cột sống. Độ thẳng cột sống tỉ lệ nghịch với tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Đánh giá tủy xương thông qua đặc điểm của máu trộn với mỡ tủy xương.

Đánh giá 3C là kiểm tra tủy, rễ thần kinh chùm và nón tủy.

Xem xét khớp, sụn khớp và dây chằng có bình thường không.

Xem xét mô mềm và các vị trí khác như xương chậu, xương cùng…

Từ đó, người bệnh không chỉ nắm rõ được tình trạng thoát vị đĩa đệm mà còn phát hiện ra một số căn bệnh nguy hiểm khác nếu có như bệnh về mạch máu, khối u, chấn thương, thoái hóa khớp và ung thư…

Có thể bạn quan tâm

Quy trình thực hiện chụp cộng hưởng từ tuyến tiền liệt

Chụp cộng hưởng từ tuyến tiền liệt là một kỹ thuật y khoa tiên tiến ...