Danh mục
Trang chủ / Tin tức sức khỏe / Bật mí một vài bài thuốc quý từ Dâm dương

Bật mí một vài bài thuốc quý từ Dâm dương

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Dâm dương hay còn gọi với tên khác là Tiên linh lỳ, đây là một loại tiên dược với nhiều công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe con người.

Dâm dương vị thuốc bổ thận tráng dương

Dâm dương vị thuốc bổ thận tráng dương

Để hiểu rõ hơn về công dụng của Dâm dương, các bạn đọc hãy cùng với các giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM tìm hiểu cụ thể hơn về loại tiên dược đặc biệt này nhé!

Thông tin cần biết về Dâm dương

Dâm dương hoắc là vị thuốc lấy từ nhiều cây thuộc chi Epimedium như Dâm dương hoắc lá to (Epimedium macranthum), Dâm dương hoắc lá mác (Epimedium sagittatum) hoặc cây Dâm dương hoắc lá hình tim (Epimedium brevicornum) đều thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae). Theo Viện Dược liệu thì loài lá to và lá mác có mọc ở một số vùng núi cao trên 1.500m ở miền Bắc nước ta.

Theo nguyên cứu của các giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho thấy: cao thuốc Dâm dương có tác dụng như kích tố nam, uống vào có kích thích xuất tinh (tác dụng của lá và rễ mạnh, còn quả yếu hơn, thân cây kém). Ngoài ra Dâm dương còn có tác dụng hạ áp , tăng lưu lượng máu đầu chi, tăng lưu lượng máu của động mạch vành, giãn mạch ngoại vi, cải thiện vi tuần hoàn, làm giãn mạch máu não, tăng lưu lượng máu ở não, hạ lipid huyết và đường huyết, kháng virus. Dùng lượng ít thuốc có tác dụng lợi tiểu, lượng nhiều chống lợi tiểu. Thuốc có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể và tác dụng song phương điều tiết.

Dâm dương có tác dụng giảm ho hóa đờm, bình suyễn và an thần rõ rệt. Ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn chống viêm: tác dụng ức chế đối với tụ cầu khuẩn trắng, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, dung dịch 1%, có tác dụng ức chế trực khuẩn lao. Cho thỏ uống thuốc với nồng độ 15mg/kg cân nặng, nhận thấy thuốc có tác dụng kháng histamin. Dịch tiêm Dâm dương hoắc trong ống nghiệm có tác dụng làm tăng trưởng xương đùi của phôi gà.

Áp dụng Dâm dương vào một số bài thuốc

Áp dụng Dâm dương vào một số bài thuốc

Áp dụng Dâm dương vào một số bài thuốc

  • Chữa nhức răng: Dâm dương hoắc phơi khô tán nhuyễn thành bột, nấu nước ngậm súc miệng.
  • Chữa hen suyễn, viêm phế quản: Dâm dương tán nhuyễn thành bột 6g. Uống với nước sắc 20g Dâm dương hoắc. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản mạn tính, hen suyễn dài ngày.
  • Trị phong thấp đau nhức chạy khắp nơi, không cố định: Dâm dương hoắc, Uy linh tiên, Thương nhĩ tử, Quế chi, Xuyên khung mỗi thứ 40g. Tán nhuyễn thành bột, dùng 4g uống với rượu ấm.
  • Trị liệt dương, di tinh, thận dương suy yếu, lưng gối đau mỏi, phong thấp tý thống: Dâm dương hoắc 100g, rượu trắng 500ml. Dược liệu cắt nhỏ, bọc trong vải gạc, ngâm rượu trong 2 tuần. Mỗi lần uống 10ml, ngày uống 2 lần.
  • Có công dụng bổ thận cho người cao tuổi: Dâm dương, Tang thầm, Tử hà xa, Tiên mao, Hoài sơn, Thỏ ty tử, Hoàng tinh, Thục địa, mỗi loại dùng 15g; Sơn thù nhục 12g cùng với 2 quả thận dê. Nấu nhừ, dùng cả nước lẫn cái, làm 2-3 lần trong ngày.
  • Trị cao huyết áp thời kỳ mãn kinh ở nữ giới: Dâm dương cùng với Tiên mao mỗi loại dùng 16g; Đương qui, Hoàng bá và Tri mẫu mỗi loại dùng 12g, sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
  • Trị chứng xuất tinh sớm, chân tay mỏi, lưng gối mỏi đau, đát dắt: Dâm dương hoắc , Phá cố chỉ, Thục địa, Hoài sơn, Ngưu tất , Hồ lô ba, Thỏ ty tử, Ba kích thiên, Ích trí nhân, Phục linh, Sơn thù nhục, Lộc nhung mỗi vị 50g, Trầm hương 6g, Nhục thung dung 250g. Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn bằng hạt đậu, mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần.
  • Trị liệt dương: Dâm dương, Tiên mao, Ngũ gia bì, mỗi loại dùng 125g, Long nhãn 100 quả (bỏ hạt). Ngâm 1,5-2 lít rượu trắng, sau 20 ngày dùng mỗi lần 20-30 ml, ngày 2 lần.

Theo dược sĩ Lê Thị Thanh Nhàn giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM chia sẻ: Để tăng hiệu quả của thuốc, khi dùng Dâm dương hoắc thường sao với mỡ dê (100g dâm dương thường phải cần 20g mỡ dê đem rán lấy mỡ nước, bỏ tóp rồi cho Dâm dương đã thái vụn vào sao nhỏ lửa cho đến khi thấm hết mỡ là được). Tính chất thuốc khô táo dễ làm tổn thương chân âm nên không dùng đối với trường hợp âm hư hỏa vượng , tính dục mạnh. Thuốc đối với một số bệnh nhân có thể gây một số tác dụng phụ như váng đầu, nôn, miệng khô , chảy máu mũi chính vì vậy cần nên thận trọng khi sử dụng.

Nguồn: chandoanhinhanh.info

Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật siêu âm bụng giúp phát hiện được những bệnh lý nào?

Khi muốn đưa ra kết luận chính xác về các bệnh lý bên trong ổ ...