Danh mục
Trang chủ / Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kỹ thuật hình ảnh / Tìm hiểu về phương pháp siêu âm bàng quang

Tìm hiểu về phương pháp siêu âm bàng quang

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Siêu âm bàng quang giúp xác định được các bất thường, đặc điểm hình thái của bàng quang. Vậy phương pháp này được tiến hành như thế nào?

Siêu âm bàng quang

Siêu âm bàng quang là gì?

Hiện nay có khá nhiều phương pháp được áp dụng để thăm khám, chẩn đoán các bệnh liên quan đến bàng quang. Người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như: CT, chụp X – quang, chụp bàng quang ngược dòng… Trong đó, siêu âm là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh lý bàng quang thường được áp dụng. Đây là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, với đặc trưng là dùng sóng âm tần số cao hay sóng siêu âm để xây dựng và tái tạo hình ảnh các cấu trúc và các bộ phận bên trong cơ thể.

Khi được áp dụng để chẩn đoán các bệnh về bàng quang, những hình ảnh thu được khi siêu âm sẽ giúp cho các bác sĩ xác định được đặc điểm hình thái, các bất thường xảy ra trong bàng quang. Từ đó đưa ra được những phương án chữa trị sớm. Tuy nhiên, để tăng độ chính xác trong chẩn đoán, siêu âm thường không được dùng riêng lẻ mà kết hợp với các phương pháp khác như chụp X – quang hoặc CT…

Cách tiến hành siêu âm bàng quang như thế nào?

Bác sĩ – Giảng viên Cao Đẳng Kỹ thuật Hình ảnh Y học cho biết, kỹ thuật siêu âm để chẩn đoán các bệnh về bàng quang không chỉ có một con đường tiếp cận mà có tới 4 cách. Cụ thể những con đường tiếp cận bàng quang bao gồm:

  • Con đường trên xương mu
  • Đường qua tầng sinh môn
  • Đường âm đạo
  • Đường trực tràng

Trong đó, con đường trên xương mu là được áp dụng nhiều nhất. Kỹ thuật siêu âm viêm bàng quang được tiến hành như sau:

Đường trên xương mu: Đối với con đường tiếp cận trên xương mu, các bác sĩ sẽ chọn đầu dò cong hoặc hình rẽ quạt. Bệnh nhân được đặt ở tư thế nằm ngửa. Tiếp đó các bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm để cho hình ảnh dựa trên các mặt cắt khác nhau.

  • Với mặt cắt ngang: Đầu dò sẽ được đặt ngay trên xương mu, chúc đầu dò xuống dưới vùng sau xương mu. Sau đó, thực hiện mặt cắt dọc và chéo. Mục đích của việc thực hiện mặt cắt ngang là nhằm đánh giá được hình thái và sự cân xứng của bàng quang.
  • Mặt cắt dọc: Giúp phân tích vùng cổ và vùng tam giác của bàng quang.
  • Mặt cắt chéo: Xác định các lỗ niệu quản.

Siêu âm thông qua tầng sinh môn: Khi siêu âm các bệnh về bàng quang nói chung bằng con đường tầng sinh môn, đầu dò thường được dùng là đầu dò cong. Bệnh nhân sẽ được cho nằm ở tư thế ngửa, hai chân co nhẹ và choại ra bên ngoài. Điều này sẽ giúp cho việc đặt đầu dò được thuận tiện hơn. Sau đó, kỹ thuật đặt đầu dò sẽ được thực hiện như sau:

  • Với nam giới, đầu dò được đặt ở giữa gốc bìu và hậu môn sau khi bìu đã được vén lên. Với nữ, đầu dò được bọc bao cao su vô khuẩn rồi đặt nó ở giữa lỗ niệu đạo và âm đạo.
  • Các mặt cắt của kỹ thuật siêu âm bệnh viêm bàng quang qua tầng sinh môn cũng tương tự như siêu âm qua xương mu. Bệnh nhân cũng sẽ được thực hiện các mặt cắt ngang, dọc, chéo.

Lưu ý rằng, việc siêu âm qua tầng sinh môn được áp dụng khi bàng quang quá béo hoặc không đủ nước tiểu. Bởi với những trường hợp này, siêu âm bằng đường trên xương mu sẽ không thể đem đến kết quả chính xác. Do đó, cần phải thực hiện qua con đường này sẽ bổ sung thêm thông tin.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh lý về bàng quang

Giảng viên ngành kỹ thuật hình ảnh y học chia sẻ, để xác định các bệnh lý liên quan đến bàng quang, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh làm một số kỹ thuật sau:

Siêu âm bàng quang: Đây là phương pháp đầu tiên được sử dụng khi gặp các vấn đề rối loạn tiểu tiện. Siêu âm có thể phát hiện ra các dị tật bẩm sinh, phát hiện ra các khối u, đánh giá mức độ xâm lấn thành bàng quang và tình trạng ứ nước của đường tiết niệu. Thông qua đó bác sĩ sẽ xác định được vấn đề bạn đang gặp phải. Ngoài ra, siêu âm còn có thể phát hiện ra một số chứng bệnh khác như: viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt. Siêu âm bàng quang là biện pháp mang lại hiệu quả cao, với những người bệnh nhẹ thường chỉ cần tiến hành biện pháp này.

Nội soi bàng quang: Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông qua máy nội soi chuyên dụng. Bác sĩ có thể nhìn trực tiếp vào ống nội soi hoặc qua màn hình máy tính. Nếu bác sĩ phát hiện có bất thường trong bàng quang thì có thể thực hiện điều trị ngay khi đang làm thủ thuật này.

Phân tích xét nghiệm nước tiểu: Việc này giúp bác sĩ xác định được tỉ lệ vi khuẩn, máu, mủ lẫn trong nước tiểu qua đó đánh giá mức độ viêm nhiễm. Từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị bệnh hợp lý. Nếu kết quả xét nghiệm thấy bạch cầu, hồng cầu vi niệu thể, các tế bào bạch cầu bị đa nhân hóa chứng tỏ bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng.

Trong ba phương pháp trên thì siêu âm bàng quang là một kỹ thuật quan trọng mà tất cả các trường hợp đi khám bệnh về đường tiết niệu đều phải thực hiện đầu tiên. Ngoài những cách chẩn đoán trên, nếu người bệnh có những dấu hiệu bất thường khác thì bác sĩ sẽ yêu cầu làm những xét nghiệm y học khác để xác định được chính xác nhất tình trạng của người bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Chụp PET Phổi khi nào cần thực hiện?

Chụp PET phổi thường được kết hợp với chụp CT phổi để tăng cường khả ...