Danh mục
Trang chủ / Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kỹ thuật hình ảnh / Những đối tượng nào nên chụp cộng hưởng từ não?

Những đối tượng nào nên chụp cộng hưởng từ não?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Có không ít trường hợp đau đầu kéo dài không thể chẩn đoán được bệnh khi chụp CT, X-quang,… nhưng lại tìm ra nguyên nhân khi chụp cộng hưởng từ não. Vậy những đối tượng nào nên chụp cộng hưởng từ não?

Hướng dẫn bệnh nhân tư thế chụp cộng hưởng từ não

Hướng dẫn bệnh nhân tư thế chụp cộng hưởng từ não

Phương thức chụp cộng hưởng từ não là gì?

Bác sĩ giảng dạy Cao đẳng Kỹ thuật Hình ảnh Y học TPHCM cho biết: Chụp cộng hưởng từ não (MRI) là phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh mà ở đó sử dụng một máy có nam châm lớn với một đường hầm ở trung tâm. Người bệnh sẽ được đặt trên bàn có thể tự động trượt vào trong đường hầm. Khi chụp, sóng radio đập vào các vị trí từ của các nguyên tử hydrogen trong cơ thể phát ra tín hiệu và tín hiệu này được thu nhận lại bởi một ăng ten mạnh rồi gửi dữ liệu đến máy tính.

Khi dữ liệu được truyền đến máy tính, hàng triệu phép tính sẽ được thực hiện tại đây để cho ra kết quả là những hình ảnh đen trắng rõ ràng là các mặt cắt ngang của não. Hình ảnh ấy có thể được chuyển đổi thành hình ảnh 3D của vùng được khảo sát, giúp xác định các trục trặc và bất thường trong não và thân não.

Chụp cộng từ não là phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn, không xâm lấn, không sử dụng bức xạ, không đau nhưng có đủ khả năng đánh giá và phát hiện những tổn thương, những bất thường của não từ rất sớm. Đặc biệt, chụp cộng hưởng từ có khả năng dựng hình mạch máu mà không cần tiêm chất tương phản. Ngoài ra, phương pháp này cũng làm được 1 điều mà các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh khác không làm được đó là định vị được không gian 3 chiều.

Khi nào nên chụp cộng hưởng từ não?

Bất kỳ ai, khi có những triệu chứng sau, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc chụp MRI não:

+ Đau đầu ở nhiều cấp độ khác nhau từ âm ỉ đến dữ dội, thành cơn hoặc liên tục, đau cả đầu hoặc đau nửa đầu, đau nặng đầu, đau theo nhịp đập của mạch máu…;

+ Mất ngủ thường xuyên, ngủ chập chờn không sâu giấc, khó vào giấc, thức giấc giữa đêm, hay thức giấc sớm mà không ngủ lại được, không ngủ được cả đêm trong thời gian dài,…;

+ Chóng mặt;

+ Trí nhớ giảm sút khiến cho khả năng tập trung kém đi, thường xuyên quên, khả năng tư duy giảm, dễ nhầm lẫn, thường xuyên nói đi nói lại một chuyện…;

+ Yếu nên khó cầm nắm, hay để thức ăn rơi 1 bên, rơi đũa khi ăn, không vận động hoặc không đi lại được, liệt nửa người, rối loạn cảm giác;

+ Mặt và miệng bị méo, khó nói, khó nghe,…;

+ Đau một bên mắt, suy giảm thị lực;

+ Nôn vọt, cứng gáy, táo bón;

+ Co giật, động kinh.

Các trường hợp được chỉ định chụp cộng hưởng từ não

Chụp cộng hưởng từ não được chỉ định cho những trường hợp sau:

+ Tổn thương não hoặc tiểu não;

+ Nhồi máu não, xuất huyết não;

+ Viêm màng não, viêm não, nhiễm trùng não;

+ Bất thường não bẩm sinh;

+ Mất ý thức, động kinh;

+ Bệnh lao, HIV;

+ Đa xơ cứng, thoái hóa chất trắng;

+ Áp xe não, di căn não, u não, u dây thần kinh sọ não;

+ Cần theo dõi sau phẫu thuật não;

+ Chấn thương não;

+ Mắc các bệnh lý mạch máu não, xung đột thần kinh – mạch máu, dị dạng mạch máu não;

+ Xuất huyết mũi, xuất huyết tai.

Ưu điểm của chụp cộng hưởng từ não

+ Không sử dụng tia xạ, không xâm lấn nên có thể sử dụng nhiều lần mà không lo nguy hại cho sức khỏe;

+ Có thể chụp được hình đa mặt phẳng, định vị được không gian 3 chiều;

+ Chụp mạch máu não không cần dùng thuốc cản quang;

+ Xác định được thời điểm bị tai biến;

Áp dụng được với nhiều đối tượng bệnh nhân mà các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác e ngại.

Có thể bạn quan tâm

Quy trình chụp X-Quang tư thế Schuller và Chaussé III

Các kỹ thuật chụp X-quang tư thế như Schuller và Chaussé III được sử dụng ...