Danh mục
Trang chủ / Tin tức sức khỏe / Nguyên nhân và các giai đoạn của bệnh ung thư lưỡi

Nguyên nhân và các giai đoạn của bệnh ung thư lưỡi

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Ung thư lưỡi là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở vùng miệng lưỡi. Bệnh thường có ít triệu chứng trong giai đoạn đầu mắc bệnh và diễn tiến nặng khi đã ở giai đoạn muộn

Ung thư lưỡi là bệnh gì?

Ung thư lưỡi là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở vùng miệng-lưỡi. Trong giai đoạn đầu mắc bệnh, người bệnh không có triệu chứng rõ rệt nên dễ dàng bỏ qua thời điểm điều trị tốt nhất. Chỉ khi bệnh đã diễn tiến nặng, người bệnh đi khám mới phát hiện mắc bệnh, lúc đó bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 263.900 bệnh nhân mắc bệnh và có đến 128.000 trường hợp tử vong. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư lưỡi hiện nay cũng đang ngày càng gia tăng.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư lưỡi là do đâu?

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết đến nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh ung thư lưỡi là gì. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là nguy cơ gây bệnh ung thư lưỡi, bao gồm:

  • Hút thuốc lá.
  • Uống nhiều bia rượu.
  • Nhai trầu
  • Vệ sinh răng miệng kém.
  • Chế độ dinh dưỡng kém: Thiếu các vitamin A, D, E; thiếu sắt;…
  • Vi sinh vật: vi khuẩn có thể tác động trực tiếp làm thay đổi gen hoặc tác động gián tiếp gây viêm, dẫn đến việc phát sinh ung thư lưỡi. Bên cạnh đó, virus HPV cũng được xác định là yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư lưỡi.

Triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư lưỡi là gì?

Giai đoạn đầu

Trong giai đoạn đầu mắc bệnh, bệnh nhân có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng, rất dễ nhầm với các bệnh thông thường, khiến bệnh nhân chủ quan nên không đi khám. Những triệu chứng mà bênh nhân có thể gặp phải ở giai đoạn đầu của bệnh bao gồm:

  • Cảm giác khó chịu ở vùng lưỡi: giống như có dị vật hay xương cá mắc vào lưỡi, nhưng chỉ thoáng qua.
  • Có khối gồ nổi lên bề mặt lưỡi: màu sắc lưỡi thay đổi, niêm mạc trắng xuất hiện, tổn thương chắc, rắn, có thể ở dạng xơ hóa hoặc loét nhỏ.
  • Hạch cổ: có thể xuất hiện ở một số bệnh nhân ung thư lưỡi trong giai đoạn đầu.

Giai đoạn toàn phát

Trong giai đoạn này, các triệu chứng đã biểu hiện rõ trên lâm sàng, gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, nên bệnh ung thư lưỡi thường được phát hiện ở giai đoạn này.

  • Đau lưỡi: là triệu chứng điển hình trong giai đoạn toàn phát. Mức độ đau tăng lên và kéo dài khi bệnh nhân nói hoặc nhai, đặc biệt là ăn thức ăn cay, nóng. Thỉnh thoảng, cơn đau có thể lan lên tai.
  • Tăng tiết nước bọt.
  • Chảy máu ở miệng: máu hòa vào nước bọt, và khi nhổ ra nước bọt có màu đỏ.
  • Hơi thở có mùi khó chịu: do tổ chức ung thư hoại tử.
  • Khó khăn nói và khó nuốt: do lưỡi bị cố định, khít hàm.
  • Nhiễm khuẩn: bệnh nhân sốt, mệt mỏi, chán ăn.
  • Sụt cân nhanh
  • Khám lưỡi thấy có ổ loét hoặc nhân lớn ở lưỡi: ổ loét phát triển và lan rộng nhanh gây giới hạn vận động của lưỡi; bên ngoài ổ loét có giả mạc gây chảy máu. Có thể không thấy ổ loét mà thay vào đó là một nhân lớn đội lớp niêm mạc lưỡi lên, bề mặt niêm mạc có những lỗ nhỏ có chứa dịch trắng, ấn vào dịch chảy ra chứng tỏ có tình trạng hoại tử bên dưới.

Giai đoạn tiến triển

Bệnh diễn tiến nhanh theo chiều hướng xấu. Thể loét chiếm ưu thế, ăn sâu vào bên dưới và lan rộng ra xung quanh, khiến bệnh nhân đau đớn dữ dội, gây chảy máu và bội nhiễm. Tổn thương hoại tử nhiều nên có mùi hôi. Việc thăm khám bệnh nhân là hết sức cần thiết để bác sĩ có thể đánh giá chính xác tình trạng và mức độ bệnh như kích thước của khối u hay đặc điểm xâm lấn của khối u xuống phía dưới và ra các mô xung quanh (sàn miệng, amygdale, rãnh lưỡi,…). Quá trình thăm khám có thể khiến cơn đau của bệnh nhân tăng lên nên sẽ được gây tê trước khi khám để giảm thiểu phản ứng đau trên bệnh nhân.

Giai đoạn cuối

Trong giai đoạn này, các triệu chứng ung thư lưỡi đã rất nghiêm trọng, cụ thể:

  • Sụt cân nhanh: dấu hiệu này có thể cho thấy bệnh đang trở nặng.
  • Mệt mỏi: trong giai đoạn cuối, bệnh nhân mệt mỏi thường xuyên hơn.
  • Rối loạn tiêu hóa: ăn mau no, đầy hơi và chướng bụng sau ăn, buồn nôn, rối loạn đại tiện, phân lẫn máu,…
  • Sốt kéo dài
  • Hạch di căn: hay gặp là hạch dưới cằm, hạch dưới hàm, hiếm khi di căn hạch cảnh giữa và dưới.
  • Tổn thương lưỡi: thường ở bờ tự do của lưỡi (80%), đôi khi có thể thấy ở các vị trí khác như mặt dưới lưỡi (10%), mặt trên lưỡi (8%), đầu lưỡi (2%).

Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh ung thư lưỡi?

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết ung thư lưỡi rất khó để phát hiện sớm vì các triệu chứng của bệnh trong giai đoạn đầu không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Bệnh nhân thường đến viện thăm khám khi mà những tổn thương do ung thư không còn khu trú tại chỗ mà đã xâm lấn và lan ra xung quanh. Do đó, việc lên kế hoạch điều trị ung thư lưỡi phụ thuộc nhiều vào mức độ bệnh và tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Một số loại thương tổn phát hiện ở giai đoạn sớm như thể nhú sùi, thể nhân, thể loét có thể điều trị triệt để bằng phẫu thuật hoặc xạ trị. Trường hợp phát hiện bệnh muộn hơn thì việc điều trị trở nên phức tạp hơn, đôi khi phải kết hợp nhiều phương pháp.

Có thể bạn quan tâm

Những điều bạn cần biết trước khi thực hiện kỹ thuật chụp nhũ ảnh

Chụp X-quang tuyến vú, hay chính là chụp nhũ ảnh, là phương pháp đơn giản ...