Danh mục
Trang chủ / Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kỹ thuật hình ảnh / Chụp X-Quang có gây hại đến thai nhi không?

Chụp X-Quang có gây hại đến thai nhi không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Một số bà bầu sợ hãi chụp X-Quang đến nỗi họ phải bỏ thai sau chỉ một lần chụp chiếu. Đó là những lo ngại không cần thiết. Hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây.

chup-x-quang-2

Chụp X-Quang có gây hại đến thai nhi không?

Kỹ thuật chụp X-Quang là kỹ thuật quan trọng trong Kỹ thuật Hình ảnh Y học. Tuy nhiên việc sử dụng tia X-Quang có ảnh hưởng đến thai nhi là câu hỏi các mẹ bầu lo ngại khi được bác sĩ yêu cầu.

Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp của các mẹ với việc chụp chiếu X-quang khi mang thai và sự giải đáp của bác sĩ Nguyễn Ngọc Cương – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Chụp X-quang cho phụ nữ mang thai có an toàn không?

Có, X-quang nói chung là an toàn với phụ nữ có thai. Nếu bác sỹ của bạn thấy rằng bạn cần thiết phải chụp để chẩn đoán các vấn đề sức khỏe hoặc tai nạn, bạn nên chụp. Bạn phải khỏe mạnh thì con bạn mới khỏe. Thực tế thì vấn đề sức khỏe của bạn ảnh hưởng đến thai nhiều hơn là tia X.

 Tia X là gì?

Tia X là một dạng của phóng xạ không nhìn thấy. Nó được sử dụng để làm hiện hình xương, các tạng trong cơ thể. Tia X là một trong các nguyên nhân gây tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là bệnh bạch cầu cho thai. Nhưng nguy cơ này ở mức rất thấp.

tuyen-sinh-ktv-hinh-anh-2016

Tuyển sinh Kỹ thuật Hình ảnh Y học năm 2016

Các kiểu chụp chiếu X quang có liều chiếu xạ giống nhau không?

Không. Các kỹ thuật chụp khác nhau có liều chiếu xạ khác nhau. Liều phóng xạ dùng trong y học chẩn đoán bệnh là rất thấp. Nếu bạn bị bệnh, bác sỹ chỉ định bạn chụp x quang thì bạn nên chụp.

Sau khi chụp X-quang, tôi phát hiện mình có thai. Tôi phải làm gì?

Thông thường, một thai nhi trong bụng mẹ không nên hấp thụ liều chiếu xạ quá 5 Rad. Bởi vì mỗi lần chụp chiếu cơ thể sẽ hấp thụ một liều thấp hơn rất nhiều số đó, vậy nên bạn có thể gặp bác sỹ chẩn đoán hình ảnh và nói chuyện xem liệu họ có thể giúp bạn biết con số chính xác bạn đã nhận một liều chiếu xạ bao nhiều. Một số phụ nữ sợ hãi tia X đến nỗi họ phải bỏ thai sau chỉ một lần chụp chiếu. Như vậy là không cần thiết. Nguy cơ là rất nhỏ họ không cần thiết phải làm thế.

dao-tao-ktv-x-quang

Đào tạo Kỹ thuật viên X-Quang năm 2016

Nếu tôi chụp X-quang, liệu con tôi sinh ra có bị dị tật?

Kỹ thuật viên Hình ảnh Y học khẳng định X -Quang trong y học chẩn đoán bệnh không làm tăng số lượng trẻ sinh ra bị dị tật. Thậm chí nếu không chụp chiếu gì, có khoảng 4-6% trẻ sinh ra có dị tật không lớn thì nhỏ. Dị tật thường gặp nhất là các nốt thịt thừa trên da hoặc thừa một ngón tay/ chân.

Tôi có thể dùng phương pháp Chẩn đoán hình ảnh khác thay cho chụp X-Quang?

Có thể dùng siêu âm thay cho chụp X- quang. Siêu âm là phương pháp tốt nhất thay cho X-Quang và không có hại cho thai. Chụp cộng hưởng từ (chụp MRI) cũng an toàn với thai sau 3 tháng đầu tiên. Cả hai phương tiện thăm khám trên đều có thể thay thế cho chụp x quang. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp cụ thể, chụp chiếu X-Quang có giá trị chẩn đoán cao hơn, thậm chí bắt buộc phải tiến hành để chẩn đoán bệnh cho bạn mà hai phương pháp trên không thể thay thế.

Nguồn: Suckhoedoisong.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ quy trình chụp X-quang răng cận chóp 

Kỹ thuật chụp X-quang nha khoa mang lại hình ảnh chi tiết về răng, xương ...