Danh mục
Trang chủ / Tin tức sức khỏe / Chúng ta có nên thường xuyên dùng thuốc nhỏ để bổ mắt?

Chúng ta có nên thường xuyên dùng thuốc nhỏ để bổ mắt?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thuốc nhỏ mắt cũng là một cách giúp chăm sóc đôi mắt của bạn mỗi khi đi đường về bị bụi, khói,… bay vào mắt. Tuy nhiên, việc dùng thuốc nhỏ mắt thường xuyên để bảo vệ mắt liệu có tốt không?

Thuốc nhỏ mắt cũng là một cách giúp chăm sóc đôi mắt bạn

Thuốc nhỏ mắt cũng là một cách giúp chăm sóc đôi mắt bạn

THƯỜNG XUYÊN DÙNG THUỐC BỔ MẮT CÓ TỐT KHÔNG?

Để bảo vệ mắt, một số người cho rằng nên dùng thuốc nhỏ mắt hàng ngày để giúp rửa sạch mắt, chống mỏi mắt và suy giảm thị lực nhưng một số người khác lại nói không nên dùng thường xuyên, rất có hại. Nếu mắt bình thường không việc gì thì không nên dùng thuốc nhỏ mắt (bất cứ loại thuốc nào) để nhỏ vào mắt.

Chỉ khi nào làm việc bằng mắt nhiều, cảm thấy mỏi mắt, khô mắt, có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa nước muối sinh lý (gọi là thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9%) mua ở nhà thuốc để nhỏ mắt.

Thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9% chỉ chứa muối NaCl với nồng độ giống như nước mắt nhằm đạt độ đẳng trương làm dịu mắt, cung cấp nước cho mắt bị khô và làm sạch mắt (ta cần biết mắt ta luôn luôn có nước mắt tiết ra tạo lớp phim mỏng bảo vệ mắt, nếu nước mắt tiết ra không đủ sẽ bị khô mắt rất khó chịu). Đây chỉ là thuốc nhỏ rửa mắt nhưng một số người lại gọi là thuốc bổ mắt.

Lưu ý về thuốc nhỏ mắt này, khi đã mở lọ thuốc ra chỉ nên dùng trong vòng 15 ngày kể từ khi mở lọ, vì sau khi mở lọ khoảng thời gian 15 ngày sẽ có nguy cơ không còn đạt được độ vô khuẩn.

Ngoài thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9%, một số người thường mua thuốc nhỏ mắt khác có chứa thêm chất làm tăng độ nhầy để giúp thuốc giữ lâu trong mắt và các chất bổ dưỡng khác (đương nhiên sẽ đắt tiền hơn thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9 %). Các thuốc này còn gọi là “nước mắt nhân tạo” và cũng được một số người gọi là thuốc bổ mắt.

Trong “nước mắt nhân tạo” có chứa các chất tăng độ nhầy gọi chung là hydrogel, là thành phần chính để tăng độ nhầy, giúp nước mắt nhân tạo lưu giữ lâu hơn trên bề mặt nhãn cầu. Một số loại hydrogel thường gặp: hydroxypropyl methylcellulose (HPMC); carboxy methylcellulose (CMC); povidone; polyethylene glycol; hyaluronic acid…

Khi dùng nước mắt nhân tạo vẫn có thể bị tác dụng phụ như: kích ứng làm ngứa mắt, nóng rát, xốn mắt, dị ứng gây đỏ mắt, sung huyết kết mạc, viêm bờ mi… Nếu nhỏ thuốc mà bị các rối loạn vừa kể phải ngưng ngay và nên đến khám bác sĩ nếu bác sĩ đã chỉ định dùng thuốc này.

Khi nhỏ mắt bằng thuốc nhỏ mắt để rửa mắt, làm dịu mắt, hoặc dùng “nước mắt nhân tạo” để chống khô mắt cũng cần lưu ý, nhỏ mắt một thời gian thấy cải thiện thì ngưng, chỉ khi nào triệu chứng mỏi mắt, khô mắt tái phát mới dùng thuốc nhỏ mắt trở lại. Nếu thấy thị lực mắt bị giảm nên đi đến bác sĩ nhãn khoa khám để xác định việc có cần thiết chữa trị bệnh về mắt hay không.

Lựa chọn thuốc nhỏ để bổ mắt cần thích hợp với đôi mắt của bạn

Lựa chọn thuốc nhỏ để bổ mắt cần thích hợp với đôi mắt của bạn

NHỮNG LƯU Ý KHI LỰA CHỌN THUỐC BỔ MẮT

Theo Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng kỹ thuật hình ảnh Y học Sài Gòn cho biết: Hiện nay trên thị trường có vô vàn các sản phẩm thuốc bổ mắt khác nhau khiến người dùng hoang mang khi lựa chọn, không biết liệu có an toàn và hiệu quả không. Sau đây là một số lưu ý giúp bạn có thể lựa chọn thuốc bổ mắt phù hợp nhất cho mình:

  • Nên lựa chọn những sản phẩm từ các thương hiệu uy tín và chứa đồng thời chứa tất cả các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho mắt. Chọn những sản phẩm là thuốc đã được cơ quan thẩm quyền cấp phép, có bán tại cả bệnh viện và nhà thuốc.
  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cả về lượng và chất mỗi ngày. Lượng ở đây nghĩa là bổ sung đa dạng dưỡng chất cho mắt còn chất nghĩa là hàm lượng của từng chất này phải cân đối, nếu quá nhiều sẽ gây nên tình trạng dư lượng trong cơ thể, còn nếu quá ít thì mắt sẽ bị mệt mỏi và suy giảm thị lực.
  • Chi phí phù hợp để có thể sử dụng thường xuyên.

Ngoài ra nên mua thuốc bổ mắt tại các bệnh viện mắt chuyên khoa để đảm bảo nguồn gốc loại thuốc, tránh tiền mất tật mang.

Có thể bạn quan tâm

Những điều bạn cần biết trước khi thực hiện kỹ thuật chụp nhũ ảnh

Chụp X-quang tuyến vú, hay chính là chụp nhũ ảnh, là phương pháp đơn giản ...